Nguyễn Trãi đã chắt lọc cái tinh hoa ,cái tư tưởng tích cực nhất của tư tưởng nhân nghĩa chủ yếu ,cốt lõi để yên dân trước nhất là trừ bạo .Và đó cũng chính là mục đích lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Lam sơn và cũng chính là tư tưởng lớn nhất trong cuộc đời Nguyễn Trãi .Nhân nghĩa _yêu dân _trừ bạo _ yêu nước _chống xâm lược bảo vệ đất nước và nhân dân chính là nguyên lý khách quan ,là nguyên lý gốc ,là tiền đề tư tưởng ,là cơ sở lý luận ,nguyên nhân mọi thắng lợi của nghĩa quân lam sơn của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống giặc Minh ,là điểm tựa và linh hồn của bài BNĐC .khi nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược thì bảo vệ nền độc lập của đất nước cũng là việc làm nhân nghĩa .Vả chăng có bảo vệ được đất nước thì mới bảo vệ được dân ,mới thực hiên được mục đích cao cả là 'yêu dân " Chính vì vậy sau khi nêu nguyên lý nhân nghĩa ,Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt .Với những yếu tố căn bản này ,Nguyễn Trãi đã phát triển một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia ,dân tộc .Người đời sau vẫn xem quan niệm của Nguyễn Trãi là sự kết tinh học thuyết về quốc gia ,dân tộc . So với thời Lý ,học thuyết về quốc gia ,dân tộc của Nguyễn Trãi phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó .Nó toàn diện hơn là vì :Ý thức về dân tộc trong Nam Quốc Sơn Hà được xác định chủ yếu trên hai yếu tố :lãnh thổ và chủ quyền .Còn đến Bình Ngô Đại Cáo ba yếu tố nữa được bổ sung : Văn hiến ,phong tục tập quán ,lịch sử .Nó sâu sắc hơn là vì : Trong quan niệm về dân tộc ,Nguyễn Trãi đã ý thức được "văn hiến " truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất ,là hat nhân để xác định dân tộc .Điều mà kẻ xâm lược tìm cách phủ định ( văn hiến nước nam ) thì chính là thực tế ,tồn tại với sức mạnh của chân lý khách quan .Nguyễn Trãi chú ý đến việc xưng đế của dân tộc Đại việt qua các triều đại ,có tác dụng nâng cao tư tưởng hoàng đế là phủ nhận tư tưởng " trời không có 2 mặt trời ,đất không có 2 hoàng đế " là khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với phương bắc .Lý Thường Kiệt đã thể hiện một ý thức dân tộc ,niềm tự hào dân tộc sâu sắc qua từ '' đế " ở BNĐC Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc mạnh mẽ đó " Mõĩ bên xưng đế một phương". Ta phân biệt giữa "đế "và "Vương ".Nếu Đế là vua thiên tử ,duy nhất toàn quyền thì Vương là vua chư hầu ,có nhiều và phụ thuộc vào Đế .Nêu cao tư tưởng hoàng đế là phủ nhận tư tưởng " trời không có hai mặt trời ,đất không có hai hoàng đế là để khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc ( Trước đây vua Trung Quốc tự coi mình là đế ,còn vua các nước xung quanh chỉ là vương _thấp hơn đế )Đoạn văn có sức khái quát rất cao ,nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của "kẻ dẫn đường từ nơi xuất phát "biến những gì đã xảy ra thành quy luật vận hành ,người thắng kẻ thua là do nghĩ và làm thuận theo chiều hay ngược chiều với nó .Nguyến Trãi biến những lời nói của mình thành người chép sử ,biến cái chủ quan thành cái khách quan ,biến một hiện tượng cá biệt thành quy luật muôn đời để mọi tính toán của con người hãy soi mình vào đó .Bề nỗi của lời văn là sự răn dạy nghiêm khắc ,còn chiều sâu thấm thía một đạo lý ,một tư tưởng ,một lẽ phải làm người :Nhân nghĩa .Vậy nước Đại Việt là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài -tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo (Nam Quốc Sơn Hà )của Lý Thường Kiệt
Nguyễn Trãi đã tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Để tăng thuyết phuc cho bài cáo, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận. Tác giả đặt nước ta ngang hàng với các triều đại phong kiến Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,.... Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xet
Chứng cớ còn ghi.
Trong bài Nam quốc sơn hà. Lí thường kiệt khẳng định sức mạnh của chính nghĩa: lũ giặc bạo ngược ( nghịch lỗ ) làm trái đạo nhân nghĩa, phạm vào sách trời (thiên thư ) tức là đi ngược chân lí khách quan, thì nhất định chúng sẽ chuốt lấy bại vong ( thủ bại hư ). Còn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra những dẫn chứng hùng hồn về sức mạnh của chân lí, sức mạnh của chính nghĩa. Tướng giặc kẻ bị giết, ng bị bắt: Lưu Cung... thất bại, Triệu Tiết... tiêu vong, bắt sống Toa Đô, giết tươi Ô Mã... Những chứng cớ còn ghi rõ ràng trong lịch sử chống xâm lăng của nước Đại Việt đã chứng minh niềm tự hào to lớn của dân tộc là có cơ sở.