4. Đặc điểm nguồn lao động:
- Mặt tích cực:
+ Mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người lao động
+ Có kinh nghiệm trong sản xuất nông-lâm-ngư và thủ công nghiệp
+ Tiếp thu KH-KT nhanh
+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao
- Mặt tiêu cực:
+ Nguồn lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ, năm 2003 số lao động được đào tạo chiếm 21,2%
+ Nguồn lao động phân bố bất hợp lí:
~ Lao động nước ta chủ yếu tập trung ở nông thôn, chiếm 75,8% vào năm 2003, chủ yếu là lao động thủ công
~ Lao động đô thị chỉ chiếm 24,2% năm 2003, nhiều lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật
+ Chủ yếu là lao động thủ công, trình độ, năng suất lao động kém
+ Ý thức tổ chức, kỉ luật lao động còn hạn chế
1. Cơ cấu sử dụng lao động
- Lao động có việc làm ngày càng tăng (d/c)
- Cơ cấu sử dụng lao động đang thay đổi theo hướng tích cực:
* Theo ngành kinh tế:
+ Tỉ lệ lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp giảm dần
+ Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp - dịch vụ tăng dần
* Theo thành phần kinh tế:
+ Giảm tỉ trọng trong lao động thành phần nhà nước, phát triển tăng tỉ trọng lao động trong thành phần kinh tế tư nhân, tư bản
* Theo lãnh thổ:
+ Tăng tỉ lệ lao động ở đô thị, khu công nghiệp, giảm tỉ lệ lao động ở nông thôn, nông nghiệp
2. Sự phân bố dân cư
- Phân bố dân cư nước ta không đồng đều giữa các vùng miền:
+ Dân cư tập trung đông ở đồng bằng ven biển, thưa thớt ở miền núi, cao nguyên
+ Phần lớn dân cư sống ở nông thôn (74%), ở thành thị (26%)
+ Dân cư còn phân bố không đều giữa miền Bắc, miền Nam
Đồng bằng sông Hồng 1192 người/\(km^2\), đồng bằng sông Cửu Long 425 người/\(km^2\)
3. Thành tựu trong việc nâng cao chất lương cuộc sống người dân nước ta:
- Tỉ lệ người lớn biết chữ tăng (90,3%) vào năm 1999
- Tuổi thọ trung bình cao
- Người dân được hưởng nhiều dịch vụ hơn
- Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, nghèo đói ít, bệnh dịch được đẩy lùi
- Thu nhập bình quân đầu người gia tăng