Câu 1: Đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam ?
Câu 2: So sánh 2 loại hình quần cư ở nước ta ?
Câu 3: Đặc điểm nguồn lao động và sử dụng lao động ở nước ta ? Nêu hiện trạng và biện pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp ở nước ta ?
Câu 4: Đặc điểm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta ?
Câu 5: Vai trò của ngành dịch vụ ? Kể tên các ngành dịch vụ ở nước ta ?
Câu 4 : hoc24.vn ( nhấn vào đây)
Câu 5 :
* Vai trò của nghành dịch vụ là :
Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người
Nhờ có các hoạt động vận tải , thương mại mà các nhành kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp được cung cấp nguyên liệu , vật tư sản xuất , đồng thời sản phẩm của các nghành này đều được tiêu thụ . Các hoạt động dịch vụ cũng tạo ra mối liên hệ giwuax các nghành sản xuất , giữa các vùng trong và ngoài nước . Các nghành dịch vụ tạo điều kiện việc làm cho các nguồn lao động rẻ , nhằm nâng cao , cải thiện đời sống
* Kể tên các ngành dịch vụ ở nước ta ( làm như vậy khỏi cần đánh máy :P)
Câu 1 :
+Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du hơn 30 dân tộc
- Ở vùng thấp: người Tây, Nùng tập trung nhiều ở tả ngạn sông Hồng. Người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Mã.
- Người Dao sống chủ yếu trên các sườn núi từ độ cao 700 đến 1000 m.
- Ngườ Mông sống trên các vùng núi cao.
* Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ rệt
- Người Ê – đê ở Đắk Lắk
- Người Gia – rai ở Kon Tum và Gia Lại
- Người Mông, Cơ – ho ở Lâm Đồng...
* Duyên hải cực nam Trung Bộ có người Chăm (Ninh Thuận, Bình Thuận)
* Nam Bộ có người Khơ – me, người Chăm
* Người Hoa sống chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh
+ Hiện nay, công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, những chính sách mới đã làm cho bức tranh phân bố các dân tộc trên lãnh thổ nước ta có nhiều thay đổi.
Câu 2 :
+ Quần cư nông thôn
Ở nông thôn, người dân thường sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tuỳ theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp… Do hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai mà các điểm dân cư nông thôn thường được phân bô trải rộng theo lãnh thổ.
+ Quần cư thành thị
Các đô thị, nhất là các đô thị lớn cùa nước ta có mật độ dân số rất cao. Ở nhiều đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến, ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Nhìn chung, các đô thị của nước ta đều có nhiều chức năng.
Câu 3 :
- Đặc điểm nguồn lao động :
+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào
+ Nguồn lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn ( Vì 70% dân số sống ở nông thôn)
+ Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp , thủ công nghiệp , có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật => làm tăng chất lượng nguồn lao động
+ Người lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn
- Hiện trạng và biện pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp ở nước ta ( tham khảo thêm)
Đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam luôn là điểm sáng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan, và đặc biệt là Nhật Bản. Là bộ phận trực tiếp tham gia vào các quy trình sản xuất vì thế mà việc phát triển nguồn nhân lực cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Viện Khoa học Lao động và xã hội, tỉ lệ thất nghiệp của cả nước tính đến hết tháng 6 – 2014 ở khoảng 1,84%, nằm trong top những nước có tỉ lệ thất nghiệp thấp trên thế giới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Việt Nam đang có tình trạng việc làm ổn định cho người dân. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới ( World Bank), thì nước ta đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kĩ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với các nước khác. Trong khi tồn tại một nghịch lý đó là cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc làm vẫn còn ở mức báo động. Từ con số 72.000 người không có việc làm tăng lên đến 162.000 người trong đầu năm nay, trong đó, nhóm người không có chuyên môn kỹ thuật chiếm gần 60% tổng số lao động thất nghiệp, nhóm có bằng đại học và trên đại học chiếm gần 17%. Như vậy, so với thế giới, Việt Nam thuộc diện có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhưng đối với tình hình lao động việc làm trong nước thì tỉ lệ thất nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao. Trong khi đó, các dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam là trên 16.300 dự án, với tổng số vốn đầu tư thực tế khoảng 238 tỷ USD đã tạo ra không ít việc làm cho người lao động.
Như vậy, để khắc phục hiện trạng trên, nước ta phải có một số giải pháp như sau:
+ Đẩy mạnh các chính sách giáo dục – đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ, đẩy mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo.
+ Phát triển các trường dạy nghề để đào tạo nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao, giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của việc học hỏi, nâng cao trình độ, tay nghề.
+ Hỗ trợ học phí cho các học viên về các ngành nghề mà các DN Nhật Bản cần nhưng ít người được học như cơ khí.
+ Phát triển mạng lưới thông tin thị trường, giới thiệu các cơ sở tuyển dụng việc làm cho người Nhật như trang Vieclambank.com đến đông đảo người lao động, giúp họ dễ dàng tìm được việc thích hợp.
+ Xây dựng chế độ tiền lương, chính sách chăm sóc sức khỏe cho nhân viên một cách hợp lý. Cần có chế độ thưởng, phạt công khai, rõ ràng theo năng lực và thành tích cá nhân như các DN Nhật áp dụng cho nhân viên của mình sẽ tạo động lực cho nhân viên phát huy hết khả năng mà họ đang có.
Như vậy, với những hướng giải quyết đơn giản như trên nhưng có thể trong tương lai gần Việt Nam sẽ thu hút them được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa để trở thành một nước có nền kinh tế phát triển đứng vào hàng ngũ các nước công nghiệp trên thế giới.