Bài 14. Định luật về công

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
wary reus

Có một cái vại , đáy hình tròn diện tích S1 = 1200 cm vuông và một cái thớt gỗ mặt hình tròn diện tích S2= 800 cm khối bề dày h= 6 cm . Phải rót nước vào vại tới độ cao ít nhất là bao nhiêu để khi thả nhẹ thớt vào vại thì thớt nổi được? Cho khối lượng riêng của nước và gỗ là D1 = 1000 kg/m khối và D2 = 600kg/ m khối

Cô Chủ Nhỏ
5 tháng 1 2017 lúc 20:19

Đổi: 1200 cm2 = 0,12 m2 , 800 cm2 = 0,08 m2, 6 cm = 0,06 m

Thể tích của thớt là:

Vg = S2 . h = 4,8 . 10 −3(m3)

Ta có: Trọng lượng riêng của gỗ và nước lần lượt là:

dg = 6000 N/m3 , dn = 10000 N/m3

Vì thớt gỗ nổi => FA = Pg
<=>dn .Vcc = dg . Vg => Vcc = \(\frac{dg . Vg}{dn}\) = 2,88 . 10−3 (m3)

Thể tích nước bị chiếm chỗ chính là thể tích phần chìm trong nước của thớt gỗ.
=> Chiều cao thớt chìm trong nước là:

hc = \(\frac{Vcc}{S2}\) = 0,036 (m)

Để thớt gỗ nổi được thì chiều cao mực nước trong vại phải tối thiểu bằng chiều cao phần chìm trong nước của thớt, tức là

hv = hc = 0,036 (m)
=> Thể tích nước tối thiểu cần rót vào là:

V = hv . S1 = 4,32 . 10 −3 (m3) = 4320 (cm3)

Đức Đỗ
15 tháng 9 2018 lúc 12:54

Khi thớt nổi, thể tích nước bị chiếm chỗ (V') có trọng lượng bằng trọng lượng thớt: V'd = V2d2

hay V'D1 = V2D2; V' = S2h'; V2 = S2h

Ta suy ra độ cao của phần thớt chìm trong nước: h' = h(D2/ D1) = 3,6 cm

Sau khi thả thớt vào, nếu độ cao của nước trong vại là h' thì thớt bắt đầu nổi được. Thế tích của nước ít nhất sẽ là: V1 = h'(S1 - S2) = h1S1

Từ đó suy ra: h1 = ((S1 - S2)/S1)h' = 1,2 cm


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Quỳnh Dương
Xem chi tiết
wary reus
Xem chi tiết
wary reus
Xem chi tiết
Trần Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Queenis Ni
Xem chi tiết
Vật Lí 9
Xem chi tiết
Hồng Liên 8A3
Xem chi tiết
Phương Nhi
Xem chi tiết
Tiến Dũng 8A Huỳnh
Xem chi tiết