Có hai miếng kẽm , miếng thứ nhất nặng 50 gam được cho vào cốc đựng 150 ml dung dịch CuSO4 dư , miếng thứ hai nặng 70 gam được cho vào cốc đựng 450 ml dung dịch AgNO3 dư . Sau một thời gian lấy hai miếng kẽm ra khỏi dung dịch thấy miếng thứ nhất giảm 0,3% khối lượng , biết rằng nồng độ mol/l của muối kẽm trong hai dung dịch bằng nhau . Hỏi khối lượng miếng kẽm thứ hai tăng lên hay giảm xuống bao nhiêu gam ? Cho rằng các kim loại thoát ra đều bám hoàn toàn vào miếng kẽm
Gọi a là số gam Zn tham gia phản ứng ở phương trình :
Zn + CuSO4 \(\rightarrow\) ZnSO4 + Cu ( 1 )
Theo phương trình , ta có : \(n_{Zn}=\dfrac{a}{56}=n_{ZnSO_4}=n_{Cu}\)
Số gam Zn còn dư : 50 - 65 \(\cdot\dfrac{a}{65}+64\cdot\dfrac{a}{65}=50-0,3=49,7\left(g\right)\)
Giải ra , ta được a = 19,5 ( gam ) \(\Rightarrow n_{Zn}=n_{ZnSO_4}=n_{Cu}=0,3\left(mol\right)\)
Gọi b là số gam Zn sau phản ứng ở phương trình :
Zn + 2AgNO3 \(\rightarrow\) Zn(NO3)2 + 2Ag ( 2 )
Vì thể tích dung dịch AgNO3 gấp 3 lần thể tích của dung dịch CuSO4 . Do vậy số mol của AgNO3 sẽ gấp 3 lần số mol của CuSO4 và bằng 0,3 . 3 = 0,9 ( mol ) . Ta có :
b = 70 - 65 . 0,9 + 2 . 0,9 . 108 = 205,9 ( gam )
Vậy khối lượng miếng Zn thứ hai tăng : 205,9 - 70 = 135,9 ( gam )