Có hai chất hữu cơ B và C khi đốt cháy hoàn toàn chỉ thu được CO2 và H2O.
- Nêú trộn B và C theo tỉ lệ mol 1:1 thì được hỗn hợp X có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 29,5.
- Nếu trộn B và C theo tỉ lệ mol 3:4 thì được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi đối với N2 bằng 2,041.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ B, sản phẩm cháy được dẫn qua 250 ml dd Ba(OH)2 0,268M thu được 8,274 gam kết tủa và khối lượng dd giảm 2,57 gam so với dd Ba(OH)2 lúc đầu. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn 2,53 gam hợp chất hữu cơ C thu được 4,84 gam khí CO2.
1) Xác định công thức phân tử của B và C.
2) Tính m và thể tích khí oxi dùng để đốt cháy hoàn toàn C.
EM CẦN BÀI NÀY GẤP MONG CÁC ANH CHỊ GIỎI HÓA CHỈ GIÚP EM VỚI Ạ, EM GIẢI KHÔNG RA NÊN MONG ANH CHỊ GIÚP EM Ạ.
Gọi PTK của B và C là\(M_B;M_C\)
- Trộn B và C theo tỉ lệ mol 1 : 1
Mx = 29,5 . 2 = 59
Ta có:\(M_X=\frac{M_B+M_C}{1+1B}\)
\(M_B+M_C=118\left(1\right)\)
- Trộn B và C theo tỉ lệ mol 3 : 4
\(M_Y=\text{2,041 . 28 = 57,148}\)
Ta có: \(M_Y=\frac{M_B.3+M_C.4}{3+4}\)
\(\rightarrow M_B.3+M_C.4=400\)
\(\text{Từ (1) và (2) → M B = 72; M C = 46}\)
- Đốt cháy B:
nBa(OH)2 = 0,25 . 0,268 = 0,067 (mol)
mBaCO3 = 8,274 : 197 = 0,042 (mol)
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3↓ + H2O (1)
0,042 ← 0,042 ← 0,042
mCO2 (1) = 0,042 . 44 = 1,848 (g)
- Đốt cháy C:
nC = 2,53 : 46 = 0,055 (mol)
nCO2 = 4,84 : 44 = 0,11 (mol) → nC trong C = nCO2 = 0,11 (mol)
Số C trong C =\(\frac{nCtrongC}{nC}=2\)
Đốt cháy C chỉ thu được CO2 và H2O → Trong C có C, H có thể có O
Khối lượng dung dịch giảm 2,2388g bạn nhé