Luyện tập tổng hợp

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Hà Yến Vy

Có ai có tài liệu về đánh dấu trọng âm không cho mik với

Vũ Thị Phương
19 tháng 8 2017 lúc 19:03

QUY TẮC XÁC ĐỊNH TRỌNG ÂM Quy tắc 1: Đa số các động từ có 2 âm tiết thì trọng âm chính được nhấn vào âm tiết thứ 2 assist escape destroy repeat/occur enjoy collect accept relax attract accent/prefer descend forget allow maintain begin/consent Ngoại lệ: offer,happen,answer,enter,listen,open,publish,finish,follow,argue ..thì trọng âm chính rơi vào âm tiết đầu tiên.

Quy tắc 2: Đa số các danh từ và tình từ có 2 âm tiết thì trọng âm chính được nhấn vào âm tiết thứ nhất. mountain butcher carpet table window summer village busy pretty birthday morning winter handsome porter beggar Ngoại lệ: machine, mistake, result, effect,alone thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ 2

Quy tắc 3: Một số từ vừa mang nghĩa danh từ hoặc động từ thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ nhất.Nếu là động từ thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2. record object absent import export present suspect increase contract progress desert insult decrease protest subject Ngoại lệ: visit, travel,promise thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ nhất, từ reply trọng âm rơi vào âm thứ 2. Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

Quy tắc 4: Danh từ ghép có trọng âm nhấn vào âm tiết đầu tiên. raincoat sunrise airport airline dishwasher baseball film-maker bedroom typewriter passport bookshop high-school bathroom hot-dog phonebook

Quy tắc 5: Tính từ ghép có trọng âm nhấn vào âm tiết thứ nhất. home-sick air-sick praise-worthy trust-worthy car-sick water-proof Nhưng nếu là tính từ ghép mà từ đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ hoặc kết thúc là đuôi ED thì trọng âm nhấn vào âm thứ 2. bad-tempered short-sighted well-informed well-dressed well-done short-handed ill-treated north-west

Quy tắc 6: Động từ ghép có trọng âm nhấn vào âm thứ 2 understand overcook undergo overcome undertake overwork Quy tắc 7: Các tính từ tận cùng là:ANT,ABLE,AL,ENT,FUL,LESS,Y thì trọng âm nhấn vào âm tiết đầu tiên. distant comfortable careful careless homeless absent current competent rocky natural

Quy tắc 8: Các từ kết thúc là :HOW,WHAT,WHERE thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ thứ nhất. anyhow somehow anywhere somewhere somewhat

Quy tắc 9: Các từ kết thúc là đuôi EVER thì trọng âm nhấn chính vào âm đó. however whenever whomever whatever whoever wherever

Quy tắc 10: Các từ có 2 âm tiết tận cùng là ER thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ nhất. father mother teacher builder flower enter dressmaker film-maker suffer baker

Quy tắc 11: Các từ có 2 âm tiết bắt đầu là A thì trọng âm nhấn vào âm thứ 2. about above again alive ago asleep abroad alone afraid achieve

Quy tắc 12: Các từ tận cùng là đuôi; IC, ICS,IAN,TION,SION thì trọng âm nhấn vào âm thứ 2 từ cuối lên. graphic statistics conversation scientific dictation librarian mathematician precision competition republic

Quy tắc 13: Các từ tận cùng là đuôi: CY,TY,PHY,ICAL thì trọng âm nhấn vào âm thứ 3 từ cuối lên. democracy dependability photography geology critical geological

Quy tắc 14: Các từ có 2 âm tiết kết thúc là đuôi ATE thì trọng âm nhấn vào âm tiết đầu tiên. climate senate playmate private classmate nitrate Nếu là từ có từ 3 âm trở lên thì trọng âm nhấn vào âm thứ 3 từ cuối lên. congratulate orginate communicate concentrate regulate

Quy tắc 15: Các từ tận cùng là các đuôi : ADE,EE,ESE,EER,EETE,OO,OON,AIRE,IQUE thì trọng âm nhấn vào chính các âm này. lemonate colonnate Vietnamese Chinese Japanese refugee degree guarantee engineer bamboo questionaire monsoon kangaroo cigarette unique Ngoại lệ: commitee có trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2.

Quy tắc 16: Tất cả các trạng từ kết thúc là đuôi LY đều có trọng âm nhấn vào tính từ của chúng. carelessly differently patiently easily difficultly intelligently

Quy tắc 17: Đa số các động từ có 2 âm tiết thì trọng âm chính được nhấn vào âm tiết thứ 2 myself himself itself ourselves yourself herself themselves yourselves

Quy tắc 18: Các từ chỉ số lượng thì trọng âm nhấn vào âm tiết cuối nếu có kết thúc là đuôi TEEN. fourteen fifteen sixteen seventeen eighteen Còn nếu kết thúc là TY thì trọng âm nhấn vào âm đầu tiên. fifty sixty ninety eighty seventy

Quy tắc 19: Các tiền tố không bao giờ có trọng âm mà thường nhấn trọng âm vào âm thứ 2. unable illegal mistake unusual dislike indefinite precede reflect

Quy tắc 20: Đối với các hậu tố trọng âm có thể thay đổi theo từ gốc (và nếu có sự thay đổi và trọng âm thì cũng có thể thay đổi về các phát âm). eg : protect protection

Trà My My
25 tháng 2 2018 lúc 11:35

Khác với tiếng Việt, tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết. Do vậy, những từ hai âm tiết trở lên trong tiếng Anh luôn có một âm tiết phát âm khác hẳn với các âm tiết còn lại: cao hơn, mạnh hơn, dài hơn. Đó được gọi là trọng âm. Bài học này sẽ chia sẻ cho bạn một số quy tắc trọng âm cơ bản.

Động từ có 2 âm tiết => trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai

Ví dụ: be’gin, for’give, in’vite, a’gree, …

Một số trường hợp ngoại lệ: ‘answer, ‘enter, ‘happen, ‘offer, ‘open, ‘visit…

Danh từ có 2 âm tiết => trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất

Một số ví dụ: ‘father, ‘table, ‘sister, ‘office, ‘moutain…

Một số trường hợp ngoại lệ: ad’vice, ma’chine, mis’take, ho’tel…

Chú ý: Một số từ 2 âm tiết sẽ có trọng âm khác nhau tùy thuộc vào từ loại.

Ví dụ: record, desert nếu là danh từ sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất nếu là danh từ: ‘recor; ‘desert, rơi vào âm tiết thứ 2 khi là động từ: re’cord; de’sert…

Tính từ có 2 âm tiết -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất

Một số ví dụ: ‘happy, ‘busy, ‘careful, ‘lucky, ‘healthy,…

Một số trường hợp ngoại lệ: a’lone, a’mazed,…

Động từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai

Ví dụ: be’come, under’stand, overflow,…

Danh từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: doorman /ˈdɔːrmən/,typewriter /ˈtaɪpraɪtər/,greenhouse /ˈɡriːnhaʊs/ …

Trọng âm rơi vào chính các âm tiết sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self

Một số ví dụ: e’vent, con’tract, pro’test, per’sist, main’tain, her’self, o’cur…

Các từ kết thúc bằng các đuôi : how, what, where, …. thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết 1 :

Ví dụ: ‘anywhere, ‘somehow, ‘somewhere ….

Các từ 2 âm tiết bắt đầu bằng A thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2 :

Ví dụ: a’bout, a’bove, a’gain a’lone, alike, ago…

Các từ tận cùng bằng các đuôi , – ety, – ity, – ion ,- sion, – cial,- ically, – ious, -eous, – ian, – ior, – iar, iasm – ience, – iency, – ient, – ier, – ic, – ics, -ial, -ical, -ible, -uous, -ics*, ium, – logy, – sophy,- graphy – ular, – ulum , thì trọng âm nhấn vào âm tiết ngay tru­ớc nó :

Ví dụ: de’cision, attraction, libra’rian, ex’perience, so’ciety, ‘patient, po’pular, bi’ology,…

Một số trường hợp ngoại lệ:‘cathonic, ‘lunatic, , ‘arabi, ‘politics, a’rithmetic…

Các từ kết thúc bằng – ate, – cy*, -ty, -phy, -gy nếu 2 âm tiết thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 1. Nếu từ có từ 3 âm tiết trở lên thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên.

Ví dụ: Com’municate, ‘regulate ‘classmat,, tech’nology, e`mergency, ‘certainty ‘biology pho’tography, …

Một số trường hợp ngoại lệ:‘accuracy,…

Các từ tận cùng bằng đuôi – ade, – ee, – ese, – eer, – ette, – oo, -oon , – ain (chỉ động từ), -esque,- isque, -aire ,-mental, -ever, – self thì trọng âm nhấn ở chính các đuôi này :

Ví dụ: lemo’nade, Chi’nese,pio’neer, kanga’roo, ty’phoon, when’ever, environ’mental,…

Một số trường hợp ngoại lệ:‘coffee, com’mitee…

Các từ chỉ số l­uợng nhấn trọng âm ở từ cuối kết thúc bằng đuôi – teen . ng­ược lại sẽ nhấn trọng âm ở từ đầu tiên nếu kết thúc bằng đuôi – y:

Ví dụ: thir’teen, four’teen…/ ‘twenty , ‘thirty , ‘fifty …..

Các tiền tố (prefix) và hậu tố không bao giờ mang trọng âm , mà thu­ờng nhấn mạnh ở từ từ gốc :

– Tiền tố không làm thay đổi trọng âm chính của từ:

Ví dụ: im’portant /unim’portant, ‘perfect /im’perfect, a’ppear/ disa’ppear, ‘crowded/over’crowded.

Một số trường hợp ngoại lệ:‘statement/’ understatement, ‘ground/ ‘underground,…

Hậu tố không làm thay đổi trọng âm của từ gốc:

Ví dụ: ‘beauty/’beautiful, ‘lucky/luckiness, ‘teach/’teacher, at’tract/at’tractive,…

Từ có 3 âm tiết:

a. Động từ

– Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 nếu âm tiết thứ 3 có nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm:

Ví dụ: encounter /iŋ’kauntə/, determine /di’t3:min/

– Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm dài hay nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên.

Ví dụ: exercise / ‘eksəsaiz/, compromise/ [‘kɔmprəmaiz]

Một số trường hợp ngoại lệ:entertain /entə’tein/, comprehend /,kɔmpri’hend/

b. Danh từ

Đối với danh từ có ba âm tiết: nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ:

paradise /ˈpærədaɪs /, pharmacy /ˈfɑːrməsi/, controversy /ˈkɑːntrəvɜːrsi/, holiday /ˈhɑːlədeɪ /, resident /ˈrezɪdənt/…

Nếu các danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hay/i/) hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ:

computer /kəmˈpjuːtər/, potato /pəˈteɪtoʊ/, banana /bəˈnænə/, disaster /dɪˈzɑːstə(r)/

c. Tính từ:

tính từ 3 âm tiết tương tự như danh từ

Ví dụ: happy /’hæpi/, impossible /im’pɔsəbl/…


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Lê Quan Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Phan Ngọc Linh
Xem chi tiết
Sakura Linh
Xem chi tiết
Mai Thị Quỳnh Nga
Xem chi tiết
nguyễn minh hiền
Xem chi tiết
Hoàng Như Uyên
Xem chi tiết
#Mon
Xem chi tiết
Hoàng Hà Trang
Xem chi tiết