Ôn tập ngữ văn 12

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngân Vang

có ai có bí quyết học giỏi văn ko chia se voi

Eren Jeager
19 tháng 8 2017 lúc 11:04
Cách làm một bài Văn hay cần chú trọng đến điều gì nhất? Theo mình đó chính là viết chân thực, những gì mình nghĩ. Ngay từ khi còn bé tất cả chúng ta đều được dạy cần phải chân thực, thành thật. Nhưng hình như khi lớn lên tính chân thực lại bị chìm lấp dần đi. Không mấy ai dũng cảm nói lên những tình cảm, suy nghĩ thật của mình. Trong Văn học cũng thế. Ít người viết thật thà tình cảm suy nghĩ của mình ra mà thường gắng gượng những gì không phải thuộc về tình cảm thật của mình. Những gì chân thực từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim mà. Vậy nên muốn làm văn hay theo mình các bạn hãy cứ viết những gì mà mình suy nghĩ. Mọi tác phẩm Văn học kinh điển đều phải xuất phát từ tình cảm thật, suy nghĩ thật mới có thể tồn tại được qua thời gian, năm tháng. Tình cảm thật mới tạo nên tác phẩm có chất lượng. Khi phân tích tác phẩm thơ của Tố Hữu, Huy Cận mình cảm được những câu này hay, câu này chưa hay thì mình đều viết thẳng ra chứ không phải cứ phải áp đặt theo suy nghĩ hay cách cảm của thầy cô.
Eren Jeager
19 tháng 8 2017 lúc 11:03
Trước tiên theo mình, muốn học được Văn cần có niềm yêu thích, đam mê. Nhưng Văn là một môn rất đặc thù, đó là phải có năng khiếu, trong khi ở các môn khác, đó lại là điều thứ yếu, như Toán, Lý cần nhất thông minh và tư duy logic, Sử, Địa cần chăm chỉ và tư duy khoa học. Văn còn cần cái duyên và sự sâu sắc trong tâm hồn.
Eren Jeager
19 tháng 8 2017 lúc 11:03
kinh nghiệm của mình là đọc nhiều, viết nhiều và sẵn sàng sáng tạo. Không ai là người giỏi ngay từ đầu cả. Tất cả đều do quá trình rèn luyện mà thành. Quan điểm của mình là luôn luôn phải học hỏi những người giỏi hơn mình. Mình thường hay đọc các tác phẩm kinh điển của những nhà văn lớn cả trong và ngoài nước. Trước tiên là bắt chước mạch tư duy, cách cảm thụ và cách viết của họ. Rồi sau đó mình sẽ áp dụng cách tư duy, cảm thụ của các bậc tiền bối ấy vào bài văn của mình. Các bạn học sinh cần hiểu rằng học Văn không thể chỉ học trong nhà trường mà còn phải học từ thầy cô, từ bạn bè và từ các tác phẩm văn chương kinh điển để có được nhiều cách tư duy, cách cảm thụ khác nhau. Học sinh thì cần phải có được cách học chủ động, phải biết đối thoại với thầy cô. Đôi khi cách cảm nhận của thầy cô về câu thơ, bài văn nào đó không hợp với cảm nhận của mình thì mình có thể trình bày những suy nghĩ của mình một cách thẳng thắn chân thực
Kaori Miyazono
19 tháng 8 2017 lúc 11:13
Tham khảo ;)

1, Nhận định đúng về môn Văn

Ngữ văn là một trong những môn thi bắt buộc của tất cả các kỳ thi và luôn được coi là môn học chính, đóng vai trò quan trọng, tương tự như môn Toán. Như đã nói ở trên, có khá nhiều người cho rằng Văn học là môn năng khiếu, vì thế, nếu không có thiên phú thì có học cũng không mang lại kết quả gì.

Tuy nhiên, thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Năng khiếu chỉ là nền tảng, giúp bạn tiếp thu một cách nhanh hơn. Với những người không có năng khiếu, bạn vẫn có thể học giỏi Văn nếu kiên trì và có quyết tâm.

Những suy nghĩ theo kiểu môn Văn là môn "khó nhằn", không có năng khiếu thì học cũng vô dụng nên bỏ bê nó và chỉ chạy theo những môn khác. Suy nghĩ này vừa khiến bạn mệt mỏi và áp lực, lại còn làm ảnh hưởng tới kết quả chung. Bởi dù có thích hay không thì đây vẫn là môn học bắt buộc, xuất hiện trong mọi kỳ thi.

Hãy suy nghĩ một cách đơn giản, coi Ngữ Văn như những môn học khác, chịu khó nghe giảng, chịu khó tìm tòi, đọc lại liệu và tích cực tư duy… Chỉ cần chịu khó, quyết tâm, kiên trì, bạn sẽ đạt được kết quả tốt như mong đợi.

2, Nắm chắc kiến thức trọng tâm

Tạo hóa ban cho bạn sự hoạt ngôn và khả năng thể hiện cảm xúc trong câu chữ, tuy nhiên, nếu vốn từ bạn hạn chế, kiến thức cũng mông lung thì những khả năng thiên bẩm kia cũng không thể giúp ích gì cho bạn được.

Ngữ Văn cũng giống như mọi môn học khác, điều cơ bản nhất chính là phải nắm vững mọi kiến thức trọng tâm, từ đó mới có thể triển khai phân tích và làm rõ vấn đề. Năng khiếu văn chương giúp bạn cảm thụ các tác phẩm nhanh nhạy hơn, lời lẽ cũng bay bổng hơn, song để học giỏi Văn thì quan trọng nhất vẫn là viết đúng, viết đủ.

Với mỗi bài giảng của giáo viên, bạn cần tập trung lắng nghe và ghi nhớ những kiến thức trọng tâm. Ngoài ra, cũng phải tự mình dọc những thông tin liên quan tới từng tác phẩm. Khi kiến thức vững vàng, bạn có thể vận dụng, triển khai các ý một cách linh hoạt. Có thể bài văn của bạn không bay bổng, mượt mà, những chắc chắn vẫn được đánh giá cao bởi đánh trúng nhiều điều quan trọng nhất.

3, Chịu khó học thuộc lòng

Có năng khiếu những không chịu rèn giũa thì sớm muốn gì năng khiếu đó cũng mai một. Ngược lại, không có năng khiếu, nhưng chăm chỉ cần cù thì nhất định sẽ đạt được thành công như mong đợi.

Với môn Văn, bạn nên chịu khó học thuộc lòng các kiến thức liên quan tới tác giả, tác phẩm, cũng như kiến thức về mặt ngữ pháp. Với thơ và một số tác phẩm quan trọng, nên học thuộc những đoạn đáng chú ý, tứ thơ, tứ văn hay và giàu ý nghĩa để phục vụ cho việc trích dẫn trong các bài phân tích, nghị luận sau này.

Ngoài ra, bạn cũng nên chịu khó đọc thật nhiều những bài văn mẫu, các bài bình giảng tác phẩm văn học… để trau dồi vốn từ và học cách sử dụng câu chữ sao cho mượt mà, giàu cảm xúc.

Trên đây là một vài bí kíp để học giỏi văn có thể giúp ích cho các bạn, tuy nhiên các bạn hãy dành một tình yêu nhất định với môn học này các bạn sẽ thấy nó hay và không còn khó nhằn nữa....

Đạt Trần
19 tháng 8 2017 lúc 11:42

Đầu tiên, hãy tạo niềm yêu thích với môn Văn

Trong bất cứ lĩnh vực nào, để có thể gắn bó lâu dài, niềm yêu thích cũng là yếu tố đầu tiên và vô cùng quan trọng. Việc học Văn cũng không ngoại lệ. Để yêu thích Văn không khó, bạn hãy tạo cho mình những suy nghĩ tích cực. Đừng nên nghĩ rằng đây là một môn “phải” học, mà hãy nghĩ rằng Văn chính là cuộc sống của bạn.

Mỗi khi đọc một tác phẩm, hãy hóa thân vào nhân vật, thử tượng tượng tác phẩm như những thước phim màu sống động và tự cảm nhận chúng. Nếu là một bài thơ, hãy nghĩ bạn như chính nhà thơ vậy. Và ngại gì một sớm thu se lạnh thử hòa vào dòng suy nghĩ của nhà thơ Hữu Thỉnh để xem tác giả nghĩ gì bạn nhỉ?

Thứ hai, cố gắng đọc sách như một thói quen

Sách vừa là thầy, vừa là bạn. Học từ sách là cách tự học hữu ích với mỗi học sinh. Bạn có thể đọc bất kì cuốn sách nào, không chỉ giới hạn là sách Văn học . Nhưng khi đọc sách hãy cố gắng học cách hành văn hay, cách lập luận, giới thiệu và trình bày vấn đề. Tập trung mỗi khi đọc và đọc nhiều sách là một cách hay để trau dồi vốn từ vựng, ghi nhớ sâu các vấn đề.
Hơn nữa, khi viết văn nghị luận, những dẫn chứng đã học được sẽ giúp bài viết thuyết phuc và ấn tượng hơn.

Học cách ghi nhớ kiến thức hiệu quả

Trong quyển sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” – một cuốn Best seller của tác giả Adam Khoo có chia sẻ một phương pháp ghi nhớ hiệu quả gọi là: sơ đồ tư duy. Gia sư Văn hướng dẫn nhiều bạn học sinh học văn theo cách này rất hiệu quả.

Khi đọc hiểu một tác phẩm, trước tiên bạn cần nắm được trọng tâm, tư tưởng chính của tác phẩm. Để vẽ sơ đồ, hãy đặt tên tác phẩm ngay chính giữa trang giấy và phát triển các ý xung quanh “tâm” đó. Bạn có thể sử dụng nhiều cách vẽ khác nhau, sao cho khi đọc lại giúp các ý rõ ràng và dễ hiểu nhất. Việc dùng nhiều màu bút để vẽ sơ đồ cùng giúp bạn dễ nhớ hơn, một mẹo nhỏ là viết những ý “cùng cấp” giống màu bút thì tiện lợi hơn đấy!

Không ngừng học hỏi và phát triển khả năng tư duy

Bạn có thể học ở bất kì đâu, bằng bất kì phương pháp nào, chỉ cần nó hiệu quả với bạn. Ở lớp thì học thầy, học bạn; ở nhà thì học từ sách hay hỏi gia sư. Mỗi khi đọc một bài Văn mẫu,cũng nên rút ra những ý tưởng hay và tự phát triển ý tưởng của mình. Môn Văn không chỉ đòi hỏi tư duy sâu sắc mà còn cần sự quan sát và khả năng sáng tạo không ngừng. Đừng cho rằng mình không có năng khiếu mà hãy rèn luyện để viết Văn trở thành một kĩ năng.

Cuối cùng, chăm chỉ học tập

Học bất kì môn nào cũng yêu cầu sự chăm chỉ, sĩ tử ôn Văn lại càng phải chăm chỉ hơn. Với mỗi tác phẩm, bạn nên đọc tất cả đề bài có liên quan đến tác phẩm đó, tập trung khả năng, viết hay nhất có thể, và cuối cùng là học bài viết đó. Chăm chỉ viết, chăm chỉ đọc, chăm chỉ học và nếu có đôi khi mệt mỏi hãy dùng chính những tác phẩm Văn học để giải trí. Dần dần, sự gắn bó sẽ giúp bạn hiểu và yêu Văn hơn. Mong rằng những bí quyết trên sẽ có ích cho những bạn muốn học tốt môn này. Chúc bạn học và thi Văn đạt kết quả cao!

Nguyễn Bảo Trung
19 tháng 8 2017 lúc 15:23

Đầu tiên : Phải có đam mê với môn văn

Thứ 2 : Chú ý nghe cô giáo giảng bài trên lớp và tập tự làm văn mà không chép y nguyên trong sách mẫu mà nhìn vào đó rồi biến của họ thành của mình

Thứ 3 : Có thể đi học thêm môn Văn ( Nếu bn muốn )

Thứ 4 : Đọc nhiều bài văn mẫu hoặc lắng nghe các bài văn của các bạn làm văn hay rồi nhận xét chính xác để từ đó có thêm vốn từ và sắp xếp bố cục hợp lí

Cuối cùng : Làm thêm các bài tập trong sách nâng cao Văn

Chúc bạn học tốt !!!vui

Mai Hà Chi
19 tháng 8 2017 lúc 15:56

Cốt yếu nhất là bạn phải cố hứng thú và đam mê với môn Văn ,khi học không thấy nhàm chán mệt mỏi mới mong học giỏi .

Học và ghi nhớ kĩ các điểu cơ bản . Chớ xem thường những kiến thức nhỏ nhặt vì đôi khi một chút thôi cũng khiến bạn thất bại đấy !

Nghe cô(thầy) giáo giảng ở lớp thật kĩ ,nhớ chép bài đầy đủ để có thể xem lại khi quên .

Làm các bài tập cơ bản và nâng cao ở các trang mạng ,trang học tập , trong sách vở ..v.v.

Có phương pháp học hợp lí , phân bố học đều , không nên quá sức ...

=> Finally , tất cả là ở bạn : nỗ lực , quyết tâm và có làm được những điều như thế mới có thể học giỏi được .

Nguyễn Thị Hồng Nhung
19 tháng 8 2017 lúc 17:34

Nắm chắc kiến thức cơ bản

Không phụ thuộc vào sách tham khảo

Không đi học thêm tràn lan

Đọc, đọc nữa, đọc mãi

Học không quan trọng điểm,quan trọng kiến thức

Hạ bệ chàng Lý Bí, tuôn trào ý tưởng Vượt ải chị Lủng họ củng, diễn đạt trôi chảy Tham khảo nha



Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Quan Anh
Xem chi tiết
Thế Phương Bạch
Xem chi tiết
Thế Phương Bạch
Xem chi tiết
trangyeuhuan
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Ngu Văn Người
Xem chi tiết
Violet Rose
Xem chi tiết