Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thiên Trang

Chwusng minh sự đúng đắn của câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Nguyễn Thiên Trang
7 tháng 5 2018 lúc 9:37

ôi moẹ.............Tìm nhầm

❤Cô nàng ngốc ❤
7 tháng 5 2018 lúc 13:21

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày
Vậy ăn quả nhớ quả trồng cây là gì? Khi ăn Quả Ta là người hưởng thụ còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả nghĩa là khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó
Nhà nhà đều thờ tổ tiên, ngày giỗ các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà , cụ kị .Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi ko quản đường xá xa xôi cùng nhau cùng nhau về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa chiền thờ các bặc tiền bối các anh hùng dân tộc cua mọi thời đại để rồi đó ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liêt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiên sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã bị hi sinh hạnh phúc , hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước ngày 20-11 là ngày được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống mình nthì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam … Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước
Là học sinh , để thể hiện đạo lí “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đối với cha mẹ, chúng ta cần hêt lòng yêu thương, kính trọng. Còn đối với thầy cô chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ phép, học chăm, học giỏi. Nếu có điều kiện chúng ta tham gia vào những hoạt động xã hội. Tuy nhỏ nhưng tràn đầy những ý nghĩa
Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người: sống trên đời phải nhớ đến ân nhân trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiên liêng cần có của mỗi người và thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.

❤Cô nàng ngốc ❤
7 tháng 5 2018 lúc 13:22

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quantrọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào cóthể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt đểđánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thứctrong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”hay “Uống nước nhớ nguồn” .

Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhânvăn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no,hạnh phúc cho chúng ta.

Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồngcây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tớicông sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằmkhuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với nhữngngười đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thểhiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với ngườikhác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đócũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người vớicon người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưngmà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinhtrên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồhôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéoléo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoánghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều,rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đíchphục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâmhuyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục đểngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó.Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành độngđể có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực vềđạo lí mà mỗi con người cần phải có.

Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”.Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hìnhthức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính làngười tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốnchữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nướctrong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờvơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ýnghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với conngười. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhânvăn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùngvĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập chođất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm thángsống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm,bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giànhlấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoáhoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêmsáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ lànhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa lànhững người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tínhtoan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêucon người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.

Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu đượcvề đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi conngười, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩmchất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nókhông tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã cócông dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡchỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩnchứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộcsống trên hành tinh này....

Thảo Phương
15 tháng 3 2019 lúc 16:49

1. Mở bài

Nêu ý kiến về câu tục ngữ hoặc nêu khái niệm về tục ngữ (lời răn dạy, truyền kinh nghiệm...). Nêu giá trị câu tục ngữ: Bài học quí giá về nhắc nhở con người biết sống tốt đẹp.

2. Thân bài

a. Giải thích ý nghĩa câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả. Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó. Hoặc: Thế hệ sau biết ơn thế hệ trước...

b. Bình luận tại sao ăn quả lại phải nhớ kẻ trồng cây

Vì tất cả thành quả lao động (vật chất + tinh thần) mà chúng ta thừa hưởng ngày nay là do công sức của bao thế hệ đi trước tạo nên, nhiều thành quả phải đánh đổi bằng xương máu (thành quả Cách mạng)... Cho VD.

c. Bình luận về thái độ biết ơn của người ăn quả đối với người trồng cây được thể hiện như thế nào cho đúng? (Trọng tâm)

Trân trọng, ghi nhớ công ơn. Có ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần phát triển những thành quả đã đạt được, mở rộng ra là góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, cho gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc. Thực tế lịch sử, cuộc sống, dân tộc ta thực hiện điều này khá tốt. Chứng minh bằng việc đền ơn đáp nghĩa (xây nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, có công với đất nước...). Khẳng định giá trị câu tục ngữ: luôn đúng, nhắc nhở mọi người... Ngày nay, ta đang sống theo đạo lí tốt đẹp đó... Từ đó, phê phán những thái độ, quan điểm sai trái, đi ngược đạo lí nhân dân, vô ơn bội nghĩa. Thái độ vô ơn, thiếu trách nhiệm đều bị lên án... Đó là biểu hiện của người suy thoái đạo đức, nhân cách.

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa, giá trị câu tục ngữ. Có tác dụng nhắc nhở, có giá trị giáo dục, một nét của đạo đức con người trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại. Lòng biết ơn là nét đẹp văn hoá cần thiết, cao quí. Liên hệ lòng biết ơn của người học sinh trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.

Các câu hỏi tương tự
kudo shinichi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Duy
Xem chi tiết
Phương Duy Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hoàng Thùy Linh
Xem chi tiết
Huyền Phương Vũ
Xem chi tiết
Whoami
Xem chi tiết
Musa Fairy Of Music
Xem chi tiết