Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc. Xin ông tha cho!
Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc. Xin ông tha cho!
Chuyển đổi câu sau thành câu trần thuật ( chỉ dc thêm ,ko dc bỏ ) -Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc,ông tha cho!
Trong các câu sau câu nào là câu phủ định, câu trần thuật, câu cầu khiến? Xác định chức năng của chúng
a, Khốn nạn! Nhà cháu đã không có dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi
b, Ngốc sao ngốc thế! Đồ một cái nhà thôi à?
c, Thôi, nhân lúc trời sáng em hãy trốn đi ngay
d, Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về
Cho 2 đoạn thơ sau:
-Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
-Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
( Vũ Đình Liên- Ông đồ)
a.Theo em 2 từ già, xưa có đổi vị trí cho nhau được không? Vì sao?
b.Trong 2 dòng thơ cuối tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu ngắn gọn giá trị của biện pháp tu từ đó.
Tìm những câu chủ động trong đoạn văn sau đây, chuyển đổi những câu đó sang câu bị động:
Bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng đồng nghiệp hẳn một hộp màu ngoại xịn. Chỉ có mặt Mèo là không thay đổi. Lúc nào cũng lem nhem, bị tôi quát thì xịu xuống, miệng đẩu ra. Tôi từng thấy nó rất ngộ với vẻ mặt ấy. Nhưng đấy là trước kia. Bây giờ tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi.
a. Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn? b.Cho biết các câu văn sau, câu nào là câu nghi vấn? Chỉ ra đặc điểm hình thức cho biết đó là câu nghi vấn? 1. Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo: - U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ ? Có mua được gạo hay không ? Sao u lại về không thế ? (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) 2. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu ! (Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ) 3. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào ? (Trần Quốc Tuấn, Chiếu dời đô) 4. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? (Nam Cao, Lão Hạc) 5. - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu! (Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ) 6. Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không? (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi) 7. Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? (Nam Cao, Lão Hạc)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
" Một người có 2 chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh nước từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất hãnh diện về sự hoàn hảo của mình , còn chiếc bình nứt luôn dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ.
Một hôm chiếc bình nứt nói với người chủ: "Tôi thực sự xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông, chỉ vì tôi nứt mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra" .
"Không đâu - ông chủ trả lời- khi đi về ngươi có chú ý tới những luống hoa bên đường không? Ngươi không thấy hoa chủ mọc bên này đường của phía nhà ngươi sao? Ta đã biết được vết nứt của nhà ngươi nên đã gieo hạt giống hoa phía bên ấy. Trong những năm qua, ta đã vun xới cho chúng và hái chúng về trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta có được ấm cúng và duyên dáng như thế này không?" .
Cuộc sống của chúng ta như chiếc bình nứt, không ai hoàn hảo cảì
a) Hình ảnh vết nứt trên chiếc bình ẩn dụ cho điều gì
b) Nhận xét cách ứng xử của người gánh nước và chiếc bình nước
c) Bài học rút ra từ câu chuyện
Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau và chỉ ra tác dụng: Ao làng:trăng tắm mây bơi Nước trong như nước mắt người tôi yêu.
Đề 1: Từ văn bản " Bàn luận về phép học " của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về mỗi quan hệ giữa "học" và "hành".
Đề 2: Giai thích câu nói của Go-rơ-ki: " Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống."
Đề 3: Hãy viết 1 bài văn nghị luận nói không với 1 tệ nạn xã hội ( làm về ma túy )
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Khi sắp hoàn thành việc tạo lập loài người, Thượng Đế họp mặt tất cả muôn loài và nói: “Ta còn một món quà tặng đặc biệt dành cho tất cả loài người nhưng ta muốn giấu họ, ta muốn ban cho họ chỉ khi họ đã sẵn sằng. Đó chính là khả năng sáng tạo”.
Đại bàng nói: “Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng”.
Thượng Đế đáp: “Không được, sẽ có một ngày loài người cũng lên đến đó và tìm thấy nó thôi !”.
Cá hồi nói: “Ta sẽ chôn nó ở đáy đại dương”.
Ngài lắc đầu: “Không đâu, họ cũng sẽ tìm đến đó dễ dàng”.
Trâu nói: “Ta sẽ chôn nó trong đồng bằng mênh mông”.
Thượng Đế vẫn chưa bằng lòng: “Họ sẽ khoan sâu vào lòng đất, dù là ở đâu họ cũng nhanh chóng tìm ra nó!”.
Mẹ Đất lúc đó mới nhẹ nhàng chỉ ra một chỗ: “Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người. Chỉ có kẻ tin tưởng vào bản thân mình mới nhận ra sự tồn tại của khả năng đó!”
Và Thượng Đế đồng ý.
a) Thượng Đế thành tặng món quà đặc biệt nào cho loài người
b) Việc thượng đế không đồng ý với ý kiến của đại bàng, cá hồi, trâu chứng tỏ điều gì
c) Đặt tên cho câu chuyện trên và lý giải tại sao lại chọn tên đó