Câu 1: nghị luận
Câu 2:
Tác giả cho rằng:"Đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng" vì mỗi người có cuộc sống riêng biệt. Và chính nhờ sự khác biệt ấy mà cuộc sống trở nên đa dạng hơn. Nếu chỉ đứng từ góc nhìn của chính bản thân mình thì sẽ dễ dàng kết luận, phán xét người khác. Như vậy là sự nhìn nhận phiến diện, không khách quan.
Câu 3:
Những cặp, cụm từ đối lập: tằn tiện-phung phí, hào phóng - keo kiệt, thích ở nhà- bỏ bê gia đình, bay nhảy- không biết hưởng thụ cuộc sống
Câu 4:
Theo tác giả, điều tồi tệ nhất là khi mỗi bản thân chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó có nghĩa là chúng ta nghe theo và chấp nhận sự điều khiển của người khác nhằm làm người khác hài lòng. Khi sự đánh giá của người khác đã là phiến diện mà chúng ta còn chấp nhận nghe theo để làm hài lòng người khác thì còn là điều tồi tệ hơn
Câu 5:
Theo tác giả "Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều". Đây là một ý kiến đúng đắn về thái độ sống ở đời. Ở đời mỗi người có một cuộc sống và quan điểm sống hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, có những người dễ dàng phán xét người khác chỉ dựa trên quan điểm của bản thân và sự so sánh sự khác biệt với chính mình. Những định kiến mà họ đưa ra cho chúng ta chính là những tấm lưới mà bản thân ta ko nên sa ngã vào. Bởi vì từ trong chính bản thân chúng ta cũng đã có những giới hạn, định kiến mà chúng ta tự đặt ra cho mình rồi. Vậy nên, việc vượt qua được những định kiến của bản thân và người khác để sống cuộc đời do chính mình lựa chọn là điều cần thiết. Khi ấy, mỗi người sẽ nhận thức được cuộc sống còn tươi đẹp biết bao mà trước nay chúng ta vẫn bị gò bó bởi người khác và chính mình. Tóm lại, việc vượt qua được những định kiến rào cản của bản thân và những người khác chính là để sống một cuộc sống tự chủ, tự do.