Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 9

Câu hỏi:

Trong cuộc sống thường ngày, có biết bao nhiêu tấm gương về lòng nhân ái: hiến máu cứu người, quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, giúp mổ tim cho các em nhỏ bị bệnh bẩm sinh, nhảy xuống dòng nước xoáy cứu người (... ).Tuy vậy, không ít người lại thờ ơ, lãnh đạm với hoàn cảnh khó khăn, hiểm nghèo của người khác (…).  Lối sống vị tha, mình vì mọi người bắt nguồn từ lòng nhân ái (…). Ðể có lòng nhân ái, mỗi người phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng lối sống, đạo đức. Môi trường gia đình là nơi khởi nguồn hình thành nhân cách. Ðứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nền nếp, có giáo dục sẽ yêu thương, kính trọng bố mẹ, ông bà, anh chị em gắn bó với tình cảm ruột thịt. Các cụ ngày xưa luôn luôn răn dạy con cháu phải tu nhân, tích đức mới nên người(…). Người ta thường nói, trường học vừa là nơi dạy chữ vừa là nơi trồng người. Thiết nghĩ, những bài học đầu tiên của việc trồng người là giáo dục tình yêu thương con người, quý trọng con người(…).                 ( Trích “ Bồi đắp lòng nhân ái”, Trần Nguyên , ttps/www.nhandan.org.vn) Câu 1.(0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2.(0,5 điểm) Nội dung của đoạn trích trên là gì? Câu 3.(1,0 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: “Trong cuộc sống thường ngày, có biết bao nhiêu tấm gương về lòng nhân ái: hiến máu cứu người, quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, giúp mổ tim cho các em nhỏ bị bệnh bẩm sinh, nhảy xuống dòng nước xoáy cứu người”  Câu 4. (1,0 điểm) “Ðể có lòng nhân ái, mỗi người phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng lối sống, đạo đức”. Hãy đề xuất một số việc làm mà học sinh trung học cơ sở có thể thể hiện lòng nhân ái và cho biết vì sao em đề xuất những việc làm ấy . Câu 5.(2,0 điểm) Từ tinh thần của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn  (8 đến 10 câu), trình bày suy nghĩ về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 9

Câu hỏi:

NGƯỜI ĂN XIN       Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!        Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.      Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.     Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão. Theo Tuốc-ghê- nhép Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2 (0,5 điểm): Nội dung chính của văn bản trên là gì? Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích tác dụng BPTT trong câu: “Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay”. Câu 4 (1,0 điểm): Bài học em rút ra qua câu chuyện? Câu 5 (2, 0 điểm):  Từ tinh thần của văn bản trên, viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi  theo cách diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về sự đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống.