Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thuy Kieu Thi Lan

chứng minh ý kiến của nhà phê bình văn học vũ ngọc phan " cái đoạn chị dâu đánh nhau với tên cai lệ là 1 đoạn tuyệt khéo "

Mai Hà Chi
24 tháng 7 2017 lúc 23:13

Bn tham khảo :

Tác phẩm "Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Bao trùm "Tắt đèn" là một không gian chật chội, ngột ngạt bởi nỗi tủi nhục, sự ấm ức của người nông dân. Nhưng đó đây trong tác phẩm vẫn lóe lên những điểm sáng bất ngờ. Đọc đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", nhà văn Nguyễn Tuân từng đánh giá đó là khoảnh khắc cháy sáng trong tác phẩm. Còn nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan thì nhận xét: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo".

Cái chật chội, ngột ngạt trong "Tắt đèn" bị gây nên bởi nạn sưu thuế trong xã hội Việt Nam phong kiến nửa thực dân xưa. Gia đình chị Dậu nghiêng ngả, xô dạt cũng vì cái nạn ấy, vốn là gia đình nghèo khổ "hạng cùng đinh" trong làng, nhà chị Dậu không có tiền đóng sưu thuế cho anh Dậu. Để cứu chồng khỏi đòn roi tù ngục, chị Dậu đành cắn răng bán con bán chó. Nhưng tai họa vẫn tiếp tục ập xuống: chị Dậu còn phải đóng thuế cho người em chồng đã chết. Anh Dậu vừa về đã bị bọn lính lệ ập đến bắt đi. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" trích từ chương XVIII trong tác phẩm thuật lại cuộc giằng co giữa chị Dậu và đám cai lệ đến bắt chồng chị. Đoạn trích đã thể hiện phẩm chất cao đẹp của chị Dậu, một người phụ nữ có lòng thương chồng rất mực đồng thời có tinh thần phản kháng thế lực áp bức.

"Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo". Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã lấy nội dung sự việc trong đoạn trích để gọi tên đoạn trích. Và khi đánh giá đó là "một đoạn tuyệt khéo", Vũ Ngọc Phan đã đề cập đến thành công trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ tác phẩm.

Đoạn trích tuy ngắn nhưng tính cách các nhân vật hiện lên thật rõ nét, sinh động. Đặc biệt là nhân vật chị Dậu và tên cai lệ. Là một người phụ nữ nông dân, chị Dậu rất mực thương chồng. Với chồng, chị tỏ ra rất nhẹ nhàng, nấu cháo, mời chồng ăn cháo. Ngay cả với đám cai lệ và người nhà lí trưởng, lúc đầu chị cũng rất mực lễ phép: "van xin tha thiết", xưng "cháu" gọi "ông". Hơn cả lễ phép, đó còn là sự nhẫn nhục cam chịu đến hạ mình. Nhưng khi thái độ đó không lay chuyển được đám đầu trâu mặt ngựa, chị Dậu trở nên mạnh mẽ lạ thường. Chị "cự lại" hành động sấn đôn bắt anh Dậu của tên cai lệ bằng lí lẽ: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!". Cách xưng hô đã thể hiện vị trí ngang hàng "tôi - ông". Rổi khi bị cai lệ "tát vào mặt", chị Dậu chuyển từ đấu lí sang đấu lực "Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!". Cách xưng hô "bà - mày" đã thể hiện một vị thế khác của chị Dậu, một mối quan hệ khác giữa chị và cai lệ: "bà" - người trên, "mày" - kẻ dưới. Không dừng lại ở đó, chị còn thể hiện ở hành động quyết liệt "túm lấy cổ","ấn dúi ra cửa", "túm tóc lẳng cho một cái"... Có thể nói, tính cách nhân vật chị Dậu trong đoạn trích này dược khắc họa rất khéo léo, độc đáo. Vừa bộc lộ được những nét truyền thống vừa thể hiện được sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

Bên cạnh hình ảnh chị Dậu với những đặc điểm tiêu biểu của người phụ nữ nông dân Việt Nam là nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng - đám đầu trâu mặt ngựa hung hăng bất nhân thú tính. Chúng là đại diện trực tiếp cho quyền lực bất nhân của "nhà nước", của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Hình ảnh của chúng được khắc họa bằng những hành động, lời nói bộc lộ bản chất hung bạo, không chút tình người. Đến nhà một người ốm yếu, nghèo hèn mà chúng "sầm sập tiến vào", "trợn ngược hai mắt", "đùng đùng giật phắt cái thừng", "bịch luôn vào ngực chị Dậu"... Chẳng những vậy, trước những lời "van xin tha thiết" và sự nhẫn nhục của chị Dậu, chúng chẳng chút động lòng vẫn sấn sổ đánh, bắt vợ chồng nhà chị.

Miêu tả các nhân vật và cuộc ẩu đả trong đoạn trích, Ngô Tất Tố cũng thể hiện một ngòi bút linh hoạt, sống động. Ngôn ngữ nhân vật rất độc đáo, thể hiện tính cách và những diễn biến tinh tế trong cảm xúc nhân vật. Chị Dậu ban đầu xưng "cháu" gọi "ông" với cai lệ. Khi ấy chị đang lo lắng cho sức khỏe của chồng và sợ hãi vì thái độ hung hãn của hai tên tay sai. Nhưng khi bị chúng "bịch vào ngực", lòng căm phẫn trào lên, chị "cự lại" và xưng"tôi", gọi"ông". Và khi lòng căm phẫn dâng lên tột điểm, chị đã vùng lên xưng "bà" đầy uy quyền và gọi "mày" rất coi thường, khinh bỉ. Cuộc ẩu đả giữa chị Dậu và hai tên tay sai cũng được miêu tả rất chi tiết, tỉ mỉ và sinh động. Hành động của tên cai lệ được diễn tả bằng những động từ, tính từ giàu sức biểu cảm "sầm sập", "trợn ngược", "đùng đùng giật phắt"... Hành động vùng lên đánh lại hai tên tay sai lại càng đặc biệt. Chỉ trong một câu văn, Ngô Tất Tố dùng đến bốn động từ diễn tả sức mạnh và hành động chớp nhoáng của chị Dậu: "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa, túm tóc lẳng cho một cái...". Trước sức mạnh của người đàn bà lực điền, hai tên mạt hạng "chổng quèo", "ngã nhào" ra hè.

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật. "Tức nước vỡ bờ" quả là "một đoạn tuyệt khéo". Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp "Tắt đèn". Và nói như Nguyễn Tuân, lúc ấy Ngô Tất Tố đã "xui người nông dân nổi loạn".

Chúc bn học tốt !

Eren Jeager
25 tháng 7 2017 lúc 16:24

Hôm nay tự nhiên hồi tưởng lại một tác phẩm văn học “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, trong đầu tôi nảy sinh ra một câu hỏi, tại sao Ngô Tất Tố lại đặt tên cho tác phẩm nói về cuộc đời của chị Dậu là tắt đèn?

Đầu tiên, phân tích hai từ “ Tắt đèn”, ở xã hội phong kiến lúc bấy giờ khi màn đêm buông xuống, ngọn đèn là vật duy nhất soi sáng, dẫn lối cho con người, ngoại trừ những ngày có trăng, ánh trăng rọi khắp lối, ánh trăng luồng qua các khe hở, qua cửa sổ và chiếu sang khắp cả gian phòng. Cách nhìn về vẻ đẹp của Trăng đối với các thi sĩ khác với cách nhìn của người nông dân bần cùng, trong tác phẩm Trăng của Nam Cao, chứng minh được điều đó, đối với các thi si, Trăng có một vẻ đẹp thanh khiết, hiền dịu và là nguồn cảm hứng để sáng tác, nhưng đối với người nông dân thì những ngày có trăng là ngày khỏi phải tốn hai đồng tiền bạc để mua dầu. Vì vậy khi tắt đèn, chỉ còn lại bong tối bao phủ, chúng ta đánh mất phương hướng, phải tự mò mẫm, rất khó để tìm một nguồn sáng soi rọi con đường chúng ta đi.
Trong tác phẩm “Tắt đèn”, trước khi chị Dậu đi lấy chồng, gia đình của chị thuộc loại khấm khá, chị cũng được cưng chiều như các tiểu thư con nhà đài các. Cuộc đời của chị thực sự thay đồi sau khi chị đi lấy chồng, chị lấy được một tấm chồng như ý, yêu thương chị và lo làm ăn, cuộc sống ban đầu không khó khăn lắm, gia đình sống hoà thuận và rất hạnh phúc. Không biết tự lúc nào, cuộc sống của chị lâm vào cảnh túng thiếu, cơm có bữa no bữa đói, đói nhiều hơn no, con của chị phải thường xuyên đào lấy củ khoai, củ sắn ở trong vườn mà ăn, ăn cho qua cơn đói, ăn để sống tiếp phần đời còn lại. Có phải vợ chồng anh chị không lo làm ăn, quanh năm làm lụng vất vả, làm mấy cũng không đủ cho bọn cường hào ác bá bấy giờ bốc lột, chúng tự xem mình là người đứng ra bảo vệ chính nghĩa, thử hỏi chính nghĩa ở đâu khi chúng đưa ra các suất thuế đánh vào người dân để vơ vét của cải , làm giàu cho bản thân. Chị phải bán con, bán chó , bán cả mớ khoai đào được mới đủ tiền để đóng suất sưu cho chồng, tâm lý dằn vặt, khóc than cho số phận nghiệt ngã khi phải xa đứa con nhỏ thương yêu, cảnh tượng đáng thưong tâm khi người chủ nó xem nó còn không bằng con chó, thế thì cuộc sống của con bé làm sao sung sướng được. Nộp thuế cho chồng xong, chị lại còn phải nộp cho em chồng mình đã chết năm ngoái, bọn quan lại nói rằng, tại trước lúc chết, trong sổ chưa gạch tên của anh ta, nên bắt buộc nguời thân phải nốp thế, có chết chị không chứ, chạy vạy mãi mới đủ tiền nộp cho chồng, bây giờ lòi ra một người nữa. Như thế đó, cuộc đời của chị cứ loanh quanh, luẩn quẩn trong cảnh nghèo túng, hết lo chuyện này đến lo chuỵện khác, chị đã đến lúc sức cùng lực kiệt, nhưng bọn chúng đâu có buông tha, cuộc đời của chị vô cùng tăm tối, chị chẳng biết phải bước tiếp thế nào, chẳng có một tia ánh sáng nào soi chiếu và cho chị một niềm hi vọng vào ngày mai tươi đẹp hơn. Đó cũng là nguyên nhân thứ nhât mà tôi biện minh cho tên gọi của tác phẩm.

Nguyên nhân thứ hai là chị đã hai lần trong phòng không một ánh sáng nào soi sáng, bọn quan lại muốn có được chị, với sức lực của một người nông dân, trong đêm chị vùng vẫy và thoát ra khỏi cái nơi tội lỗi, một lòng son sắt, chung thuỷ với người chồng mặc dù bị xã hội đùn đẩy vào chốn này. Đoạn kết trong câu chuyện, chị mò mẫm chạy về cái làng thân yêu, nói chính xác hơn là ngôi nhà có chồng, có con, đã biết bao lần cùng nhau trải qua hoạn nạn, đó chính là ánh sáng, cái ánh sáng thuần khiết, trong sạch, không một chút bụi trần soi sáng con đường để chị tin tưởng tuyệt đối vào tương lai tốt đẹp.

Còn tại sao lại không tắt điện mà tắt đèn, lúc bấy giờ làm gì có điện, lúc đó nước ta còn nghèo và lạc hậu mà.


Các câu hỏi tương tự
tạ Văn Khánh
Xem chi tiết
Trần Thị Cẩm ly
Xem chi tiết
Bảo Ken
Xem chi tiết
đinh bá tài
Xem chi tiết
Đoàn Vũ Hải Yến
Xem chi tiết
Lê Trần Bảo Ngọc
Xem chi tiết
ghgh
Xem chi tiết
Duyên Nấm Lùn
Xem chi tiết
❖ Kẹo/Min bad girl ❄ (Bo...
Xem chi tiết