►☻◄Mối quan hệ:
● Hệ tiêu hóa tiếp nhận chất dinh dưỡng từ bên ngoài cơ thể đưa vào hệ tuần hoàn.
● Hệ hô hấp tiếp nhận O2 chuyển vào hệ tuần hoàn.
● Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng và O2 đến cung cấp cho tất cả các tb của cơ thể →chuyển hóa nội bào → các chất bài tiết và CO2.
● Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất bài tiết đến thận để thải ra ngoài và vận chuyển CO2 đến phổi để thải ra ngoài.
Tuỳ mức độ tổ chức của cơ thể, sự trao đổi khí với môi trường ngoài có thể thực hiện trực tiếp qua màng tế bào hoặc qua mang, qua da ẩm, qua ống khí hoặc phế nang bằng cơ chế khuếch tán. Sinh vật càng hoạt động mạnh, nhu cầu năng lượng càng cao thì bề mặt trao đổi khí càng tăng, đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Vận chuyển khí giữa các cơ quan chuyên trách (mang, phổi) với tế bào của cơ thể là nhờ máu và dịch mô.
PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC.
______________________________________...
☻☼☻EM CÓ BIẾT
VAI TRÒ CỦA MÁU TRONG VẬN CHUYỂN KHÍ
Ở tất cả các động vật đã xuất hiện cơ quan tuần hoàn (trừ các động vật chân khớp) thì máu làm nhiệm vụ vận chuyển từ cơ quan hô hấp (mang, phối) tới tế bào và từ các tế bào đến cơ quan hô hấp dưới các dạng khác nhau: hoà tan trong huyết tương; kết hợp với hêmôglôbin trong hồng cầu (Hb); dưới dạng (đối với ) và với tỉ lệ khác nhau. Chẳng hạn:
Ở người, có tới 98,5% được vận chuyển dưới dạng kết hợp với Hb (tại nhân Hem), chỉ có 1,5% được hoà tan trong huyết tương. Trong khi đó, : 70% được vận chuyển dưới dạng kết hợp (), 23% được vận chuyển dưới dạng kết hợp với Hb trong hồng cầu, 7% dưới dạng hoà tan trong huyết tương.