Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ”?
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi chẳng lúc nà tôi chú ý đến em...Từ đấy, chiều nào tôi cũng đón em
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi, lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích bằng 1 câu văn?
Câu 3: Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu văn sau:
"Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi, lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi."
Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ”? A. Mặt mũi B. Nhăn nhó C. Bà già D. Đau khổ
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi với bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
Câu 5 Hãy viết 3-5 câu văn thể hiện cảm xúc,suy nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên
b. Tìm quan hệ từ trong các câu sau và nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ đó?
- Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
- Mặc dù trời mưa lớn nhưng anh vẫn đến gặp cô ấy đúng hẹn.
Câu 1: Đọc đoạn trích sau:
Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều. Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
a. Nhân vật “em” được nói đến trong đoạn trích trên là ai, trong tác phẩm nào? Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?
b. Tìm các từ láy có trong đoạn trích và nêu giá trị sử dụng?
c. Nêu nguyên nhân dẫn đến nhân vật có tâm trạng như trong đoạn trích?
I. Đọc hiểu:
Đọc đoạn văn:
“Ôi quê mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kỳ công. Từ mảnh đất quê nghèo tôi chập chững ra đi khắp nẻo đường đời. Khi về đôi chân rắn chắc vì được luyện qua nhiều miền xa đất nước. Khi đi, từ khung cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bao la soi sáng mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương hơn, thấy được xứ sở mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình.”
(Tản văn – Mai Văn Tạo)
Và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 2: Tìm những quan hệ từ có trong đoạn văn.
Câu 3: Chỉ ra các cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng.
Câu 4: Nêu nội dung của đoạn văn.
Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào
bài làm.
Câu 1. Tổ hợp nào sử dụng cặp từ trái nghĩa?
A. Ông nói gà, bà nói vịt B. Được voi đòi tiên
C. Mồm loa mép giải D. Lá lành đùm lá rách
Câu 2. Từ nào không phải là từ Hán Việt?
A. Phụ mẫu B. Ái quốc
C. Cha mẹ D. Thủ môn
Câu 3. Đại từ trong câu thơ sau dùng để làm gì?
“Mình về với Bác đường xuôi
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.” (Tố Hữu)
A. Trỏ người, sự vật B. Trỏ số lượng
C. Hỏi về người, sự vật D. Hỏi về số lượng
Câu 4. Đoạn văn sau có mấy từ láy?
“Trước sân nhà là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng
chùm hoa li ti kết lại với nhau.” (Thu Hà)
A. Bốn từ B. Ba từ
C. Hai từ D. Một từ
Câu 5. Chỉ ra lỗi sử dụng quan hệ từ trong câu văn sau: Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa
mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
A. Thiếu quan hệ từ
B. Thừa quan hệ từ
C. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
D. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
Câu 6. Câu “Con cò lửa nằm giữa cửa lò.” đã dùng lối chơi chữ nào?
A. Dùng từ ngữ đồng nghĩa B. Dùng từ ngữ đồng âm
C. Dùng lối nói lái D. Dùng lối nói trại âm
Câu 7. Điệp ngữ “ham muốn”, “hoàn toàn”, “ai” trong câu văn sau có tác dụng gì?
“Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” (Hồ Chí Minh)
A. Nhấn mạnh niềm khao khát của Bác Hồ là đất nước được độc lập, tự do.
B. Nhấn mạnh niềm khao khát của Bác Hồ là nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
C. Nhấn mạnh niềm tin của Bác Hồ về đất nước, con người Việt Nam.
D. Nhấn mạnh niềm khao khát của Bác Hồ là đất nước được độc lập, tự do, nhân dân được ấm no, hạnh
phúc.
Câu 8. Tổ hợp nào là thành ngữ?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây B. Thất bại là mẹ thành công
C. Bảy nổi ba chìm D. Tấc đất tấc vàng
Phần II. Đọc - hiểu văn bản (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
“Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát.
... Mai rồi con lớn khôn
Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông.”
(Xuân Quỳnh, Trích Lời ru của mẹ, tập Thơ
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2. (1,0 điểm) Trong đoạn thơ, hình ảnh“lời ru” được xuất hiện trong những hoàn cảnh nào?
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ “lời ru” được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 4. (0,5 điểm) Từ ý nghĩa của lời ru, em rút ra bài học gì?
Phần III. Tập làm văn (5,0 điểm)
Cảm nghĩ của em về người bạn mà em ngưỡng mộ.
Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình ỉà tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Cho biết nội dung chính của văn bản. (1đ)
b. Đặt 1 câu có thành phần trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó.(1đ)
c. Em hiểu như thế nào về câu văn: “Tài nghệ của cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”?(0.5đ)
d. Đoạn trích nói về lòng khiêm tốn, điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với em?(1.5đ)