cho 2,12 g muối cacbonat một kim loại hóa trị 1 tác dụng với HCl dư tạo ra 448ml khí ở đktc tìm ct muối
Hòa tan 43,71(g) hỗn hợp gồm 3 muối X2CO3,XHCO3,XCl (X là một kim loại) vào v(lit) dd HCl dư 10,52% (d=1,05g/ml). Thu được dd A và 17,6(g) khí B
Chia dd A thành hai phần bằng nhau:
Phần 1:Tác dụng với dd AgNO3 dư được 68,88(g) kết tủa.Phần 2:Tác dụng vừa đủ với 125ml dd KOH 0,8M. Cô cạn dd sau phản ứng được 29,68(g) hỗn hợp muối.a) Tìm tên kim loại X.
b) Tìm % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu.
cho 15,35gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kẽm sắt tác dụng với 500gam dung dịch HCl nồng độ A% thu được 5,6 lít khí H2
a,tìmA b,tìm% khối lượng muối
Dạng 3: Bài tập tính toán
Câu 1: Cho 16 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl 2M thu được 8,96 lit khí hiđro ở đktc.
a)Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại ban đầu
b)Tính thể tích dung dịch HCl 2M đã phản ứng ?
c) Tính nồng độ mol của muối thu được sau phản ứng biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể
Hòa tan hết vào nước 45,05g hỗn hợp X gồm 3 muối R2CO3, RHCO3, RCl vào V ml dd HCl 10,52% dư (d=1,05g/ml) ta thu được dd A và 13,2g khí C. Chia dd A làm 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Cho tác dụng lượng dư dd AgNO3 thu được 57,4g kết tủa.
Phần 2: Cho tác dụng vừa đủ với 125ml dd KOH 0,8M, sau đó cô cạn dd được m gam muối khan.
a. Hãy xác định kim loại R. Tính % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X.
b. Tính thể tích dd HCl =. Tính khối lượng muối khan.
Câu 2: Cho 18,4 gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Zn tan hoàn trong dung dịch HCl 20% thu được 11,2 lít khí hidro ở đktc .
a)Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại ban đầu
b)Tính khối lượng dung dịch HCl 20% đã phản ứng ?
c)Tính nồng độ phần trăm của muối thu được sao phản ứng
Tại sao nói clorua vôi là muối hỗn tạp?
Nêu tính chất hóa học chính và ứng dụng của nước Gia- ven, clorua vôi.
Câu 13: Bột vôi sống (CaO), bột gạo, bột thạch cao (CaSO4.2H2O), bột đá vôi (CaCO3). Thuốc thử dùng để nhận biết bột gạo:
A. dung dịch HCl
B. dung dịch H2SO4
C. dung dịch Br2
D. dung dịch I2
Câu 14: dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh:
A. HCl
B. H2SO4
C. HNO3
D. HF
Câu 15: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng:
A. NaF
B. NaBr
C. NaI
D. NaCl
Câu 16:Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
A. Mg.
B. Al.
C. Zn.
D. Fe.
Câu 17: Cho dung dịch chứa 4g HBr vào dung dịch chứa 4g NaOH. Nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được, quỳ tím chuyển sang màu:
A. đỏ
B. không màu
C. xanh
D. tím
Câu 18: để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH x mol/l. Giá trị của x là:
A. 0,3
B. 0,4
C. 0,1
D. 0,2
Câu 19: Cho 20g hỗn hợp bột Mg, Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g khí H2 bay ra. Khối lượng muối thu được: A. 40,5g
B. 45,5g
C. 55,5g
D. 65,5g
Câu 20: Cho 23,7g KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc dư thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V:
A. 3,36 lít
B. 6,72 lít
C. 8,40 lít
D. 5,60 lít
Câu 21: Clo có tính oxi hóa mạnh hơn brom, phản ứng chứng minh điều đó là:
A. Cl2 + 2NaBr Br2 + 2NaCl
B. Br2 + 2NaCl Cl2 + 2NaBr
C. F2 + 2NaBr Br2 + 2NaF
D. I2 + 2NaBr Br2 + 2NaI
Câu 22: Dãy xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính axit của các dung dịch hidro halogenua là:
A. HI>HBr>HCl>HF
B. HF>HCl>HBr>HI
C. HCl>HBr>HI>HF
D. HCl>HBr>HF>HI
Câu 23: Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thường, iot ở trạng thái vật lí nào?
A.Rắn
B. Lỏng
C. Khí
D. Hơi
Câu 24: Trong nhóm halogen, khả năng oxi hóa của các chất luôn:
A. tăng dần từ flo đến iot
B. giảm dần từ flo đến iot
C. tăng dần từ clo đến iot trừ flo
D. giảm dần từ clo đến iot trừ flo
Câu 25: Trong các chất sau ,dãy nào gồm các chất đều tác dụng với HCl?
A. AgNO3 ; MgCO3 ; BaSO4
B. Al2O3 ; KMnO4 ; Cu
C. Fe ; CuO ; Ba(OH)2
D. CaCO3 ; H2SO4 ; Mg(OH)2