Chương II - Đường tròn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Ngoc Nguyen

cho tam giác ABC vuông tại A .Vẽ đường tròn (I) đi qua A và tiếp xúc với BC tại B vẽ đường tròn (K) đi qua A và tiếp xúc với BC tại C.

a) đường tròn (I) và đường tròn (K) có vị trí đối với nhau như thế nào

b) gọi M là trung điểm của BC .cm rằng MA là tiếp tuyến  chung của 2 đường tròn (I) và (K)

giúp mk với mk đang cần gấp . cảm ơn

Akai Haruma
17 tháng 12 2020 lúc 14:34

Hình vẽ:

undefined

Akai Haruma
17 tháng 12 2020 lúc 14:32

Lời giải:

a) 

Dễ thấy \(IA=IB=R(I); KA=KB=R(K)\) nên tam giác \(IAB; KAC\) là tam giác cân.

Áp dụng tính chất tam giác cân và tính chất tiếp tuyến: \(\widehat{IAB}=\widehat{IBA}=\widehat{IBC}-\widehat{ABC}=90^0-\widehat{ABC}\)

\(\widehat{KAC}=\widehat{KCA}=\widehat{KCB}-\widehat{ACB}=90^0-\widehat{ACB}\)

\(\Rightarrow \widehat{IAB}+\widehat{KAC}=180^0-(\widehat{ABC}+\widehat{ACB})\)

\(\Leftrightarrow \widehat{IAB}+\widehat{KAC}=180^0-90^0=90^0\)

\(\Leftrightarrow \widehat{IAK}=90^0+\widehat{BAC}=90^0+90^0=180^0\)

\(\Rightarrow I,A,K\) thẳng hàng.

Hai đường tròn (I); (K) giao nhau tại A và I,A,K thẳng hàng nên IA+AK=IK nên (I) và (K) tiếp xúc với nhau tại A.

b) 

Tam giác BAC vuông tại A có AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên \(AM=\frac{BC}{2}=BM\Rightarrow \triangle MAB\) cân tại M

\(\Rightarrow \widehat{MAB}=\widehat{MBA}=\widehat{CBA}=90^0-\widehat{IBA}=90^0-\widehat{IAB}\)

\(\Rightarrow \widehat{IAM}=\widehat{MAB}+\widehat{IAB}=90^0\Rightarrow IA\perp AM\) nên AM là tiếp tuyến của (I) 

Hoàn toàn tương tự ta có AM là tiếp tuyến của (K)

Ta có đpcm.

 

 


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Như Thuý
Xem chi tiết
Tuấn Anh
Xem chi tiết
Ngọc Nhi
Xem chi tiết
Hồ Tony
Xem chi tiết
LamLem
Xem chi tiết
Lê Hồ Duy Quang
Xem chi tiết
Posiwantdo Ilbe
Xem chi tiết
Minh Anh Nguyen
Xem chi tiết
Minh Anh Nguyen
Xem chi tiết