§3. Các hệ thức lượng giác trong tam giác và giải tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Duy Khang

Cho tam giác abc đều nội tiếp đường tròn bán kính r=8. tính diện tích tam giác abc.

Nguyễn Việt Lâm
30 tháng 1 2022 lúc 11:35

Do tam giác ABC đều nên tâm đường tròn ngoại tiếp O trùng trọng tâm

Gọi AM là trung tuyến (kiêm đường cao), theo tính chất trọng tâm:

\(AM=\dfrac{3}{2}AO=\dfrac{3}{2}R=12\)

\(AM=\dfrac{AB\sqrt{3}}{2}\Rightarrow AB=8\sqrt{3}\)

\(S=\dfrac{1}{2}AM.AB=48\sqrt{3}\)

Thanh Hoàng Thanh
30 tháng 1 2022 lúc 11:40

Tam giác ABC đều.

\(\Rightarrow AB=AC=BC\) (Tính chất tam giác đều).

Áp dụng định lý sin vào tam giác ABC đều, ta có:

\(\dfrac{a}{\sin A}=2R.\Rightarrow\dfrac{BC}{\sin60}=2.8.\Leftrightarrow BC=16.\dfrac{\sqrt{3}}{2}=8\sqrt{3}\) (đvđd).

\(\Rightarrow BC^2=192\) (đvđd).

Ta có: \(S=\dfrac{1}{2}ac.\sin B.\)

\(\Rightarrow S=\dfrac{1}{2}BC.AB.\sin60^o=\dfrac{1}{2}.BC^2.\dfrac{\sqrt{3}}{2}=\dfrac{\sqrt{3}}{4}.192=48\sqrt{3}\) (đvdt).

Nguyễn Thái Thịnh
30 tháng 1 2022 lúc 11:47

Vì \(\Delta ABC\) đều (giả thiết)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}AB=AC=BC\\\widehat{A}=\widehat{C}=60^o\end{matrix}\right.\)

Áp dụng định lí sin vào \(\Delta ABC\) đều:

\(\dfrac{a}{\sin A}=2R\Leftrightarrow a=2R.\sin A=2.8.\sin60^o=8\sqrt{3}\)

Ta có: \(S_{\Delta ABC}=\dfrac{1}{2}.AB.BC.sinC=\dfrac{1}{2}.\left(8\sqrt{3}\right)^2.\dfrac{\sqrt{3}}{2}=48\sqrt{3}\)


Các câu hỏi tương tự
hữu cute
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Rắn Na
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Tùng Phạm
Xem chi tiết
Uyên Nguyễn
Xem chi tiết
kim taehyung
Xem chi tiết
FREESHIP Asistant
Xem chi tiết