Bài 4: Đường trung bình của tam giác, hình thang

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Shiroemon

Cho tam giác ABC có gocs A= 60 độ, về phía ngoài tam giác vẽ các tam giác đều ABD và ACE. Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm AD, AE, BC. CMR tam giác MNP đều.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 7 2020 lúc 18:36

Ta có: ΔADB đều(gt)

\(\widehat{ABD}=60^0\)(số đo của một góc trong ΔADB đều)

Ta có: \(\widehat{ABD}=\widehat{BAC}\)(=600)

\(\widehat{ABD}\)\(\widehat{BAC}\) là hai góc ở vị trí so le trong

nên BD//AC(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Xét tứ giác ADBC có BD//AC(cmt)

nên ADBC là hình thang(định nghĩa hình thang)

Xét hình thang ADBC có

M là trung điểm của cạnh bên AD(gt)

P là trung điểm của cạnh bên BC(gt)

Do đó: MP là đường trung bình của hình thang ADBC(định nghĩa đường trung bình của hình thang)

\(MP=\frac{DB+AC}{2}\) và MP//DB(định lí 2 về đường trung bình của hình thang)

mà DB=AB(ΔADB đều)

nên \(MP=\frac{AB+AC}{2}\)(1)

Ta có: ΔACE đều(gt)

\(\widehat{ACE}=60^0\)(số đo của một góc trong ΔACE đều)

Ta có: \(\widehat{ACE}=\widehat{BAC}\left(=60^0\right)\)

\(\widehat{ACE}\)\(\widehat{BAC}\) là hai góc ở vị trí so le trong

nên AB//EC(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Xét tứ giác ABCE có AB//EC(cmt)

nên ABCE là hình thang(định nghĩa hình thang)

Xét hình thang ABCE có

P là trung điểm của BC(gt)

N là trung điểm của AE(gt)

Do đó: PN là đường trung bình của hình thang ABCE(định nghĩa đường trung bình của hình thang)

\(PN=\frac{AB+EC}{2}\) và PN//EC(định lí 2 về đường trung bình của hình thang)

mà EC=AC(ΔAEC đều)

nên \(PN=\frac{AB+AC}{2}\)(2)

Ta có: ΔADB đều(gt)

\(\widehat{DAB}=60^0\)(số đo của một góc trong ΔADB đều)

Ta có: ΔAEC đều(gt)

\(\widehat{EAC}=60^0\)(số đo của một góc trong ΔAEC đều)

Ta có: \(\widehat{DAE}=\widehat{DAB}+\widehat{BAC}+\widehat{EAC}\)

\(=60^0+60^0+60^0=180^0\)

hay D,A,E thẳng hàng

Ta có: D,A,E thẳng hàng(cmt)

⇒A nằm giữa D và E

hay DA+AE=DE

mà DA=AB(ΔADB đều)

và AE=AC(ΔAEC đều)

nên DE=AB+AC

\(\frac{DE}{2}=\frac{AB+AC}{2}\)(3)

Ta có: DE=DA+AE(cmt)

\(DA=2\cdot MA\)(M là trung điểm của DA)

\(AE=2\cdot AN\)(N là trung điểm của AE)

nên \(DE=2\cdot MA+2\cdot AN\)

\(\Leftrightarrow DE=2\cdot\left(MA+AN\right)\)

hay \(MN=\frac{DE}{2}\)(4)

Từ (3) và (4) suy ra \(MN=\frac{AB+AC}{2}\)(5)

Từ (1), (2) và (5) suy ra MN=MP=PN

Xét ΔMNP có MN=MP=PN(cmt)

nên ΔMNP đều(dấu hiệu nhận biết tam giác đều)


Các câu hỏi tương tự
Ngoc Pham
Xem chi tiết
Dương Lê Thuỳ
Xem chi tiết
Vũ Trường Sơn
Xem chi tiết
an hoàng
Xem chi tiết
Ruby Tran
Xem chi tiết
PHAT NGUYEN
Xem chi tiết
Dr.STONE
Xem chi tiết
Linh Trần
Xem chi tiết
Lê Vũ Diệu Thúy
Xem chi tiết