Bài 7: Định lí Pitago

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Myly

Cho tam giác ABC cân tại C . Qua A kẻ đường thẳng vuông góc với AC , qua B kẻ đường thẳng vuông góc với BC chúng cắt nhau ở M

a) CM: tam giác CMA= tam giác CMB

b) Gọi H là giao điển của AB và CM . CM : AH=BH

c) Khi ACB =120 độ thì AMB là tam giác gì? Vì sao ?

Nguyễn Lê Phước Thịnh
26 tháng 3 2020 lúc 11:29

a) Xét ΔCMA vuông tại A và ΔCMB vuông tại B có

CM là cạnh chung

CA=CB(ΔCAB cân tại C)

Do đó: ΔCMA=ΔCMB(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

b) Ta có: ΔCMA=ΔCMB(cmt)

⇒MA=MB(hai cạnh tương ứng)

hay M nằm trên đường trung trực của AB(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)

Ta có: CA=CB(ΔABC cân tại C)

nên C nằm trên đường trung trực của AB(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)

Từ (1) và (2) suy ra CM là đường trung trực của AB

hay CM cắt AB tại trung điểm của AB

mà CM cắt AB tại H(gt)

nên H là trung điểm của AB

⇒AH=BH(đpcm)

c) Ta có: ΔCAB cân tại C(gt)

\(\widehat{CAB}=\frac{180^0-\widehat{ACB}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔCAB cân tại C)

hay \(\widehat{CAB}=\frac{180^0-120^0}{2}=30^0\)

Ta có: \(\widehat{CAB}+\widehat{MAB}=\widehat{CAM}\)(tia AB nằm giữa hai tia AC,AM)

hay \(\widehat{MAB}=\widehat{CAM}-\widehat{CAB}=90^0-30^0=60^0\)

Xét ΔMAB có MA=MB(cmt)

nên ΔMAB cân tại M(định nghĩa tam giác cân)

Xét ΔMAB cân tại M có \(\widehat{MAB}=60^0\)(cmt)

nên ΔMAB đều(dấu hiệu nhận biết tam giác đều)

Vậy: Khi \(\widehat{ACB}=120^0\) thì ΔMAB đều

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Têrêsa Ly
Xem chi tiết
Trần Hải Việt シ)
Xem chi tiết
Trần Hải Việt シ)
Xem chi tiết
Trần Đức Huy
Xem chi tiết
Ninh Nguyễn thị xuân
Xem chi tiết
Bùi Tiến Thành 7A3
Xem chi tiết
Dương Đức Anh
Xem chi tiết
Đăng Tú
Xem chi tiết
Đăng Tú
Xem chi tiết