Bài 3: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thuc Tran
Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi D,E lần lượt là trung điểm của AB,BC A) gọi M là t điểm đối xứng với E qua D chứng minh tứ giác ACEM là hình bình hành B) chứng minh tứ giác AEBM là hình chữ nhật C)Biết AE=8cm , BC=12cm . Tính diện tích của tam giác AEB
Nguyễn Lê Phước Thịnh
21 tháng 2 2021 lúc 21:12

a) Xét tứ giác AMBE có 

D là trung điểm của đường chéo AB(gt)

D là trung điểm của đường chéo ME(M và E đối xứng nhau qua D)Do đó: AMBE là hình bình hành(Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Ta có: AMBE là hình bình hành(cmt)

nên AM//BE và AM=BE(Hai cạnh đối của hình bình hành AMBE)

mà \(C\in EB\) và EB=EC(E là trung điểm của BC)

nên AM//CE và AM=CE

Xét tứ giác AMEC có 

AM//CE(cmt)

AM=CE(cmt)

Do đó: AMEC là hình bình hành(Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

b) Ta có: ΔABC cân tại A(gt)

mà AE là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy BC(E là trung điểm của BC)

nên AE là đường cao ứng với cạnh BC(Định lí tam giác cân)

⇔AE⊥BC

hay \(\widehat{AEB}=90^0\)

Xét hình bình hành AMBE có \(\widehat{AEB}=90^0\)(cmt)

nên AMBE là hình chữ nhật(Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)

c) Ta có: E là trung điểm của BC(gt)

nên \(BE=\dfrac{BC}{2}=\dfrac{12}{2}=6\left(cm\right)\)

Ta có: ΔABE vuông tại E(\(\widehat{AEB}=90^0\))

nên \(S_{ABE}=\dfrac{AE\cdot EB}{2}=\dfrac{6\cdot8}{2}=24\left(cm^2\right)\)


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Việt Nguyễn
Xem chi tiết
Hàn Mạc Tử
Xem chi tiết
hoa nguyễn thị hoa
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Ngọc
Xem chi tiết
Hoàng Việt Nguyễn
Xem chi tiết
Võ Hoàng Ngọc Hà
Xem chi tiết
Trà Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Khang
Xem chi tiết
Nguyễn Đức
Xem chi tiết