Cho tam giác ABC cân tại A( góc A nhọn). Vẽ BH vuông góc với AC tại H,CK vuông góc với AB tại K
a) cm: tam giác AHB= tam giác AKC.
b) gọi I là giao điểm của BH và CK. Cm: AI là phân giác của góc BAC
C)cm: tam giác BIC cân.
D) qua C vẽ đường thẳng vuông góc với BC cắt tia BA tại M. Cm: MK2+BC2=4AB2-CK2
Mình sẽ giải dễ hiểu cho bạn :3
a) Xét ΔvAHB và ΔvAKC có:
AB = AC (ΔABC cân tại A)
\(\widehat{A}\) chung
=> ΔvAHB= ΔvAKC (cạnh huyền - góc nhọn)
b) Câu b) này mình sẽ làm không cần xét hai tam giác bằng nhau nào hết:
Xét ΔABC có:
BH ⊥ AC => BH là đường cao.
CK ⊥ AB => CK là đường cao.
Hai đường BH và CK cắt nhau tại I
=> I là trực tâm của ΔABC
=> AI là đường cao thứ ba
Mà ΔABC cân tại A
Nên AI là tia phân giác góc BAC
c) Xét ΔAIC và ΔAIB có:
AB = AC (ΔABC cân tại A)
\(\widehat{BAI}=\widehat{CAI}\) (AI là tia phân giác)
AI chung
=> ΔAIC = ΔAIB (c-g-c)
=> IB = IC (cạnh tương ứng)
Vậy ΔBIC cân tại I
Chúc bạn học tốt <3