Tập làm văn lớp 9

Phạm Thị Ngọc Lan

Cho mình tham khảo bài nghị luận xã hội về hiện tượng hs học qua loa đối phó của các bạn đk ko ạ, Thanks trc ạ

Trần Nguyễn Bảo Quyên
23 tháng 1 2017 lúc 17:07

Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được. Có những hành động dù là nhỏ của học sinh nhưng lại gây ra hậu quả xấu đối với tương lai. Hiện tượng học đối phó là một trong những hiện tượng như vậy.

Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyên, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu.

Hầu hết học sinh đang có suy nghĩ học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, học để được lên lớp, để đạt điểm cao. Chứ các em chưa nghĩ học để làm gì cho mình sau này. Chính suy nghĩ này mới dẫn đến tình trạng các em học đối phó một cách cứng nhắc như vậy.

Biểu hiện của việc học đối phó này rất phổ biến như làm bài tập ở nhà theo kiểu đối phó, chép lời giải ở sách mẫu, chép đủ, chép hết để sáng mai lên lớp thầy cô kiểm tra. Hoặc ngày mai có kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém. Khi thi xong thì coi như kiến thức cũng theo gió trời mà bay. Một khi đã đối phó thì sẽ không trên tinh thần tự nguyện, tự giác học.

Học sinh học đối phó nhưng giáo viên vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn hoặc xử lý để không tái diễn lần sau. Giáo viên vẫn cứ làm lơ, coi như không có chuyện gì, chính vì thế mà lối học này mới ăn sâu vào tiềm thức của các em như vậy.

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc

Chỉ vì lối học đối phó mà sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho các em trong tương lai sau này. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến xã hội.

Để giải quyết tình trạng học đối phó thực sự không phải đã rơi vào bế tắc. Điều này cần xuất phát từ chính bản thân các em phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn để có thể nghiêm túc hơn trong học tập. Giáo viên cần đi sâu giảng bài, kiểm tra bài, cần kiểm tra về chất chứ không nên chỉ kiểm tra lượng.

Giáo dục Việt Nam cần phải có biện pháp “rắn” để mang đến môi trường học tập lành mạnh cho các em. Phải làm sao cho suy nghĩ học đối phó ấy không tồn tại nữa. Như thế các em sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
23 tháng 1 2017 lúc 17:08

Giáo dục là một vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng nhưng khuất mắc, tiêu cực trong ngành vẫn cứ tồn tại và lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử.

“Học đối phó” là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm nào một cách gượng ép và không hề lưu giữ một tí gì về những thứ đã học sau lần kiểm tra, lần thi đó. Còn “quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong giờ kiểm tra, thi cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một nền giáo dục.

Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người đang ngồi trên ghế nhà trường.

Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là những điểm tám, điểm chín,..trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách toàn diên và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu cực đó, thì liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường nhà bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có chứa được một tý kiến thức nào để có thể chung sống với xã hội hay không. Và liệu một dân tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối tra, tôi chắc hẳn rằng sẽ trở nên suy yếu đi, thậm chí là diệt vong.

Mọi thứ đều có nguyên nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế. Nguyên nhân trước hết chính là mỗi bản thân người học sinh đã không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào, từ đó suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái là đương nhiên. Nhưng ta cũng ko thể trách họ hoàn toàn được, làm sao họ có thể tốt được khi mà những người thầy, người cô cứ mãi đếm tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp,…khi mà những người đứng đầu ngành cứ mãi loay hoay với những vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như cải cách sách giáo khoa, học phí,…khi mà….Và tất cả những thứ đó đã góp phần tạo nên một hiện tượng tiêu cực phổ biến này.

Để có thể giải quyết một cách triệt để dc những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của chúng ta cần phải có những chiến lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành giáo dục, cùng với đó những người giáo viên phải truyền được cho học sinh tinh thần học tập, phải cho họ thấy mục đích của học tập không phải là để trở thành “ông này bà nọ”, để được “ăn sung mặc sướng”, để có cái bằng cấp vô nghĩa,…mà là tích lũy tri thức để có thể tồn tại, chung sống, phát triển và tự khẳng định mình. Và trên hết. bản thân mỗi học sinh cần phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được mục đích học tập và phương pháp học tập hiệu quả, và nhất là phải để cho lòng tự trọng của mình lên tiếng trước những cám dỗ của tiêu cực.

Hãy hành động ngay bây giờ, và đừng chờ đợi nữa. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi những sản phẩm thất bại này của ngành giáo dục bước ra xã hội và làm chủ đất nước thì dân tộc ta, đất nước ta sẽ phải đứng bên bờ suy thoái, diệt vong.

Bình luận (0)
Huyền Trang
24 tháng 1 2017 lúc 18:57

Hiện nay, trong xã hội, học vấn là một vấn đề quan trọng. Nó ảnh hưởng đến mọi vấn đề trong thời đại. Vì vậy đi học là con đường ngắn nhất giúp ta chinh phục được kiến thức vững vàng. Nhưng rất nhiều trường hợp, phải nói là rất hy hữu và phổ biến trong giới học sinh chúng ta là vấn đề học đối phó.

Chúng ta, mà không hãy nói về bản thân tôi trước. Tôi đi học đôi khi chỉ ở trong trạng thái đối phó. Nhưng kể từ khi tôi nhận định tương lai cho bản thân mình là “học vấn và tiền bạc là 2 con đường ngắn nhất đi đến thành công” thì suy nghĩ học đối phó đã biến mất. Học là tương xứng với việc mình có trách nhiệm với bản thân mình, có trách nhiệm với những người nuôi và có công sinh mình ra trên cõi đời này. Học không phãi là đi để điểm danh, không phãi là có mặt là được. Đó là một nhận thức quá sai làm với nhiều người hiện nay. Họ đi học không có chủ đích, không có chí tiến thủ, họ cứ nghĩ đi học là việc bắt buộc. Nhưng thực sự, học là cho bản thân họ chứ không phải cho ai khác. Họ cứ nghĩ rằng đi học là cho ba mẹ, cho người khác, đi học thật nặng nề. Tại sao họ không nghĩ sâu sắc cho tương lai mình rằng “nếu cứ đà này sau này lớn lên họ sẽ là gì trong một thế giới mà toàn bộ là tri thức, hiện đại hóa”, “ họ sẽ là ai? Sẽ làm gì để sống”.

Không biết những người đó có bao giờ tự hỏi mình như thế không nhĩ? Họ cứ học đối phó với bản thân, với gia đình, với thầy cô,…làm tốn nhiều thời gian vô bổ tới trường nhưng trong đầu óc không có gì ngoài một mớ hỗn độn. Làm cho bản thân trở thành khổ chủ bị kéo theo những thói quen xấu làm hư hỏng con người đó. Họ tự biến mình thành nô lệ của sự hư hỏng. Làm kiến thức ta bị một lỗ hổng thật to và nó nuôi dưỡng sự lười nhác, ngu đần, tự tin trong ta. Làm cho ta mất tự tin trước cuộc sống, trước một tương lại không mấy sáng lạng đối với ta. Nói chung học đối phó là một kết quả hình thành từ sự ỷ lại, ham chơi, hay một số lý do nào đó không mấy tế nhị.

Đó là ý kiến của riêng tôi, còn các bạn thì sao? Các bạn đã định hướng cho tương lại mình chưa? Từ bây giờ hãy vực bản thân và ý thức chúng ta dậy nếu bạn đã sai với việc học đối phó đó. Hãy nhận định rằng việc học là một ân huệ chứ không phãi là cực hình và cũng không phãi là bắt buộc mà dựa trên cơ sở tự nguyện của bản thân.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
24 tháng 1 2017 lúc 18:58

I. MỞ BÀI

- Dùng danh ngôn hoặc câu hỏi gợi mở vào đề (nếu sử dụng cách mở bài gián tiếp).

- Nêu ý chính, điều cần phân tích từ việc học đối phó.
II. THÂN BÀI
1/ Giải thích học đối phó là gì?

- Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.

- Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.

- Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.
2/ Nêu một vài ví dụ điển hình thể hiện cách học thụ động này:

- Chép sách khi thầy cô giao bài tập

- Hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để có điểm cao.

- Khi thầy cô giảng bài, lơ đễnh làm việc riêng, uể oải chép bài cho được cái mác "siêng học".

- Thiếu trung thực trong thi cử để có danh hiệu, đối phó với lòng tin của ba mẹ, sự nghiêm khắc của thầy cô, ...
3/ Tác hại của việc học đối phó:

- Ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán.

- Mất căn bản, nạn học sinh "nhảy lớp", học đến lớp 12 mà chính tả còn sai be bét, ...

- Ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, học sinh đánh mất dần những nhân cách tốt.

- Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

---> Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong đường đời.
4/ Cần phải làm gì để ngăn chặn nạn học đối phó?

- Học sinh chúng ta phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức.

- Ứng dụng những công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc học tập.

- Trung thực khi thi cử, trong trường lớp, với bạn bè và chính bản thân.
III. KẾT BÀI
- Khẳng định lại giá trị đích thực của việc học.

- Tự nhủ sẽ luôn học tập tốt, bằng chính khả năng và thực lực của mình.

- Kêu gọi thiếu niên chủ động học tập, vì tương lai đất nước, vì hạnh phúc mỗi con người.

Bonus cho thêm một vài ý để làm bài nè:Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những đổi mới tích cự trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn học sinh ngày nay.
Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: "Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!". Vậy là việc học cũng hờ hễnh, cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những "quái chiêu" để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.
Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến "lò" luyện mong vớ lấy vài con chữ,... Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng "đối phó". Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi,.. Việc đối phó như một tấm khiêng chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.
Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhắm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu và những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.
Học đối phó - cần phải loại bỏ ngay từ hôm nay.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
25 tháng 1 2017 lúc 9:33

Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những đổi mới tích cự trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn học sinh ngày nay.
Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: "Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!". Vậy là việc học cũng hờ hễnh, cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những "quái chiêu" để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.
Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến "lò" luyện mong vớ lấy vài con chữ,... Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng "đối phó". Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi,.. Việc đối phó như một tấm khiêng chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.
Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhắm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu và những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.
Học đối phó - cần phải loại bỏ ngay từ hôm nay.

Bình luận (0)
Thảo Phương
12 tháng 1 2020 lúc 16:32

I. Mở bài:

- Việc đi học là một nhu cầu cần thiết của tất cả chúng ta, đi học là một niềm hạnh phúc, tuy nhiên bên cạnh đó một số bạn đủ điều kiện đi học thì lại không lo học hành mà chỉ ham chơi, học một cách qua loa, đối phó. Đây là một hiện tượng phổ biến trong giới học sinh hiện nay.

II. Thân bài

- Giải thích:

+ Học qua loa đối phó là cách học chống đối, không coi trọng kiến thức đến trường, chỉ nhằm mục đích đối phó với thầy cô và gia đình. Đây cũng là lối học chống đối kiến thức ngay trước mắt mà không nghĩ đến hậu quả về sau. Đây là cách học không thu lại kết quả cho bản thân thậm chí còn nhiều tác hại.

- Biểu hiện:

+ Đó là những học sinh lười học, ngại học, lúc nào cũng lẩn trốn, tìm mọi lý lẽ để biện minh cho sự lười học của mình hoặc chống đối thầy cô, bố mẹ để đi chơi.

+ Đó là những học sinh có quan niệm học cho cha mẹ vui, đến lớp, đến trường cho có bạn bè, có thể nô nghịch những trò mình thích nên họ không chú ý về kiến thức, thậm chí học đầu quên đuôi.

+ Đó là những học sinh có cách ngồi học chán nản, không tập trung vào bài học, thậm chí làm việc riêng hoặc giả vờ ghi chép để qua mặt thầy cô giáo, khi bị nhắc nhở tỏ ra chú ý nhưng rồi lại quên ngay.

+ Bài về nhà không làm thậm chí việc ghi chép bài cũng không hề đầy đủ nếu có bài tập thì chỉ chép bài của bạn hoặc sách giải.

- Nguyên nhân:

+ Do ý thức kém, chưa ý thức được ý nghĩa của việc học, chưa xác định được động cơ, mục đích học tập hôm nay và cả ngày mai.

+ Do lười học, học kém, mải chơi

+ Do gia đình chưa thực sự quan tâm, quá buông lỏng, hoặc quá tin tưởng vào con, chưa xác định được mục đích của con khi đến trường.

+ Do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo

+ Do bố mẹ đề cao con cái hoặc bản thân học sinh quá tự cao tự đại, coi thường việc học, coi mình đã biết mà không chú ý.

* Kết luận:

- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học qua loa, đối phó nhưng cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì việc học qua loa là một thói xấu, gây nhiều tác hại.

- Trong thực tế xã hội hiện nay nạn ”học giả bằng thật” đó là những tiến sĩ giấy được báo chí đưa lên, họ không muốn học hành tới nơi tới chốn nhưng lại muốn có tiền tăng lương nên xảy ra việc thừa bằng cấp, thiếu năng lực đó là hiện tượng đáng chê trách, họ không thực sự là những tài năng nhưng lại muốn có được mọi thứ trong xã hội.

- Biện pháp:

+ Bản thân mỗi con người chúng ta phải có ý thức tự giác học cho bản thân mình, để lấy kiến thức để phát triển nhân cách, học thật giỏi, thật tốt để góp phần giúp ích cho quê hương, đất nước.

+ Ngoài việc học ở trường mỗi chúng ta cần phải rèn luyện thêm bằng cách nghiên cứu những vấn đề học trên mạng, thông tin đại chúng, đọc sách tham khảo, tra từ điển, hỏi những người hiểu biết.

+ Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, về nhà làm bài tập đầy đủ, học một cách nghiêm túc.

III. Kết bài:

- Học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến tương lai tương sáng, vì vậy mỗi chúng ta cần phải cố gắng khẳng định mình, trở thành người có ích cho xã hội.


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Tuyet Anh
Xem chi tiết
Ngoc Dieu Ly
Xem chi tiết
thanhnguyen25007
Xem chi tiết
Họ Và Tên
Xem chi tiết
trịnh hải đăng
Xem chi tiết
google chị
Xem chi tiết
Tsumi Akochi
Xem chi tiết
Nguyen Thi Yen Chi
Xem chi tiết
Thi Nguyễn
Xem chi tiết