Tập làm văn lớp 9

Ngoc Dieu Ly

viết bài văn nghị luận về một hiện tượng tốt trong xã hội

Havee_😘💗
10 tháng 1 2020 lúc 18:01

Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình đưọc bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người.

Trong cuộc sống hằng ngày mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. Như vậy "sống đẹp" là một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới. Nhưng sống thế nào mới là lối "sống đẹp" còn là điều băn khoăn của rất nhiều người.

"Đẹp" không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha ... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ “vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp.

Sống đẹp là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong lịch sử của dân tộc có biết bao tấm gương về sống đẹp: Trần Hưng Đạo, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Trần Quốc Toản, chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Văn Trỗi,… vĩ đại hơn cả là Bác Hồ kính yêu. Họ là những người sống hết mình vì dân tộc vì cách mạng, vì nền độc lập, tự do của đất nước. Họ đã giành cả cuộc đời mình cho Tổ quốc. Họ là những anh hùng đã có công giữ nước, là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập, noi theo.

Bên cạnh đó cũng không hiếm những người có lối sông tiêu cực, đi ngược với luân lí và đạo đức. Đó là những tên bán nước, buôn người, những người đầu độc chính dân tộc mình bằng thuốc phiện, rượu cồn. Chính họ đã vấy bẩn bộ mặt xã hội, làm cho không ít dân ta trở nên nhu nhược, bần hèn. Đó là những tấm gương xấu đáng bị lên án và bài trừ. Thật vậy, để sông đẹp không phải là điều đơn giản. Ai cũng biết sống đẹp là như thế nào, nhưng không phải ai cũng biết sống thế nào cho đẹp. Bởi lẽ, cuộc sống hiện tại quá hỗn tạp, có nhiều luồng tư tưởng khác nhau, hoặc đồng điệu hoặc trái ngược nhau. Có những người sống thiên về vật chất mà vô tình đánh mất đi vẻ đẹp của tâm hồn. Trong khi sống đẹp đòi hỏi chúng ta phải thực sự tỉnh táo, biết nhận thức, biết yêu thương, biết giữ mình khỏi những cám dỗ của xã hội.

Sống đẹp không phải là chuyện một ngày, một bữa. Chúng ta không thể trở thành người sống đẹp chỉ trong một ngày, một giờ. Cần phải nhận thức đúng và rèn luyện thường xuyên. Lâu ngày sẽ trở thành thói quen, lối sống của ta sẽ dần được cải thiện. Sống đẹp không khó; chi khó khi ta lười biếng, e ngại hoặc chưa đủ quyết tâm, dễ dàng bỏ cuộc, buông xuôi, mặc cho dòng đời xô đẩy. Cuộc đời bạn phải do bạn quyết định. Có sống đẹp hay không cũng do ở nơi bạn. Đừng ngồi lì mãi thế! Cũng đừng mãi mê muội chạy theo những thứ phù phiếm mà đánh mất đi bản chất của mình! Đừng sống phí tuổi thanh xuân cho những trò vui vô bổ, những thói ăn chơi trụy lạc! Mà bạn hãy trao dổi kiến thức, sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, tham gia các hoạt động xã hội như giúp đỡ người nghèo, các em bé mồ côi, các cụ già ốm đau, không nơi nương tựa.

Sẽ sống đẹp nếu con người có mục tiêu, có lý tưởng hợp lý, vừa sức và hài hòa giữa các giá trị. Giá trị vật chất, giá trị nhân văn, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ... phải thực sự hài hòa trong quan hệ tương tác sẽ làm cho mỗi người sống đẹp hơn. Thật sự bất hợp lý và thiếu toàn diện nếu như con người thiếu động cơ sống hay thiếu động cơ đích thực và chân chính. Sống đẹp mãi là động lực để mỗi người phấn đấu nếu như mỗi người biết cống hiến, biết hy sinh và có bản lĩnh sống!

Hãy mở rộng lòng mình, đem yêu thương sưởi ấm cho những trái tim ướt lạnh trước sóng gió của cuộc đời. Hãy biết cho đi để được nhận lại: tình yêu thương, niềm tin và hy vọng. Sống đẹp là lối sống mà ai ai cũng muốn có được. Sống phải biết học tập và rèn luyện đúng cách thì lối sống ấy mới tồn tại và phát triển. Không ai sống đẹp ngay từ lúc lọt lòng. Bởi vậy, học tập và rèn luyện đúng cách là con đường duy nhất đưa ta đến với một lối sống văn minh, một lối sống đẹp. Bạn còn chờ gì nữa ?

Hãy bắt đầu từ hôm nay, và ngay bây giờ ! Bạn thực sự muốn mình là một ngưòi "Sống đẹp".

Tôi từng đọc một bài thơ nghe qua tưởng chỉ là thơ vui nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc:

"Khi anh sinh ra

Mọi người đều cười

Riêng anh thì khóc tu tu

Hãy sống sao để khi chết đi

Mọi người đều khóc

Còn môi anh thì nở nụ cười"

Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp để khi ở cuối con đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện!


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thúy Vy
10 tháng 1 2020 lúc 19:05

I, MỞ BÀI

Giới thiệu về vần đề cần nghị luận.

II, THÂN BÀI

Bước 1: Giải thích

Hiện tượng đó là gì? (là hiện tượng tích cực hay tiêu cực). Hiện tượng đó như thế nào? Nêu biểu hiện? Thực trạng của hiện tượng.

Bước 2: Phân tích, lí giải, bàn luận. (trả lời cho câu hỏi tại sao?)

Hiện tượng tích cực -> nêu ý nghĩa, tác dụng của hiện tượng Hiện tượng tiêu cực -> nêu tác hại, hậu quả của hiện tượng Liên hệ đến: Bản thân người trực tiếp tham gia vào hiện tượng Gia đình Xã hội Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ quan: xét những nguyên nhân xuất phát từ người tham gia hiện tượng. Nguyên nhân khách quan: do xã hội, do môi trường xung quanh. Phê phán bác bỏ những hiện tượng sai lệch, khuyến khích, tuyên truyền những hiện tượng đúng đắn.

Bước 3: Bài học nhận thức và hành động

Bài học nhận thức Hành động: Nếu là hiện tượng tích cực thì cần nêu ra nhưng biện pháp tuyên truyền phát huy Nếu là hiện tượng tiêu cực thì cần nêu ra những biện pháp khắc phục ngăn chặn.

Bước 4: Đề xuất những giải pháp:

Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.

Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt): Đối với bản thân… Đối với địa phương, cơ quan chức năng:… Đối với xã hội, đất nước: … Đối với toàn cầu

III, KẾT BÀI

Nêu khái quát vấn đề cần nghị luận. Lời nhắn nhủ với mọi người.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
11 tháng 1 2020 lúc 21:48

I, MỞ BÀI

Giới thiệu về vần đề cần nghị luận.

II, THÂN BÀI

Bước 1: Giải thích

Hiện tượng đó là gì? (là hiện tượng tích cực hay tiêu cực). Hiện tượng đó như thế nào? Nêu biểu hiện? Thực trạng của hiện tượng.

Bước 2: Phân tích, lí giải, bàn luận. (trả lời cho câu hỏi tại sao?)

Hiện tượng tích cực -> nêu ý nghĩa, tác dụng của hiện tượng Hiện tượng tiêu cực -> nêu tác hại, hậu quả của hiện tượng Liên hệ đến: Bản thân người trực tiếp tham gia vào hiện tượng Gia đình Xã hội Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ quan: xét những nguyên nhân xuất phát từ người tham gia hiện tượng. Nguyên nhân khách quan: do xã hội, do môi trường xung quanh. Phê phán bác bỏ những hiện tượng sai lệch, khuyến khích, tuyên truyền những hiện tượng đúng đắn.

Bước 3: Bài học nhận thức và hành động

Bài học nhận thức Hành động: Nếu là hiện tượng tích cực thì cần nêu ra nhưng biện pháp tuyên truyền phát huy Nếu là hiện tượng tiêu cực thì cần nêu ra những biện pháp khắc phục ngăn chặn.

Bước 4: Đề xuất những giải pháp:

Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.

Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt): Đối với bản thân… Đối với địa phương, cơ quan chức năng:… Đối với xã hội, đất nước: … Đối với toàn cầu

III, KẾT BÀI

Nêu khái quát vấn đề cần nghị luận. Lời nhắn nhủ với mọi người. Nguồn:Thảo Phương
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
12 tháng 1 2020 lúc 16:28

I. Mở bài

– Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam.

– Vậy lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

II. Thân bài

1. Giải thích:

– Lòng biết ơn là gì? => Đó là tình cảm biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác dành cho mình, đã giúp đỡ mình.

2. Đưa ra các biểu hiện:

Tại sao chúng ta phải có lòng biết ơn?

+ Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

+ Biết ơn sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hon.

+ Là cơ sở cho những tình cảm tốt đẹp khác.

+ Khi chúng ta thừa hưởng những thành quả tốt đẹp, ta cần phải nhớ ơn đến người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.

+ Lòng biết ơn đã trở thành truyền thống quý báu của con người Việt Nam.

- Dẫn chứng, biểu hiện: Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi dạy ta nên người. Học sinh biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ cho mình biết bao kiến thức và bài học quý báu. Ngoài ra ta còn phải biết ơn các anh chiến sĩ bộ đội đã hi sinh thân mình để mang lại nền độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho chúng ta hưởng thụ.

- Những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn:

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

– Uống nước nhớ nguồn.

– Con ơi ghi nhớ lời này

Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

– Phê phán những con người có hành động vô ơn, bạc nghĩa.

– Dẫn chứng:

+ Những con người quên đi nguồn cội, gốc gác của mình.

+ Những câu tục ngữ nói về vong ơn bạc nghĩa: Qua cầu rút ván, Có trăng quên đèn, Có mới nới cũ, Được cá quên nơm, Ăn cháo đá bát, ...

III. Kết bài

– Lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức cao quý của con người.

– Biết ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành cho mình là điều nên làm.

– Cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể.


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Họ Và Tên
Xem chi tiết
Trần thị phương thảo
Xem chi tiết
Tsumi Akochi
Xem chi tiết
Thanh Trúc
Xem chi tiết
Nấm Lùn
Xem chi tiết
Thi Nguyễn
Xem chi tiết
Trang Cherry
Xem chi tiết
Tuyet Anh
Xem chi tiết
Đặng Ngọc Đăng Thy
Xem chi tiết