Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trinh Ngọc Nguyễn

cho mik hỏi ạ

1.các nước tư bản đã đẩy mạnh việc xâm lược các nước ĐNÁ vào thời gian nào?

2.Các nước phương tây đã phân chia xâm lược ĐNÁ như thế nào?

3.vì sao Xiêm ko bị các nước phương tây xâm lược

4.chính sách thuộc địa của thực dân phương tây có điểm chung nào nổi bật

5.chính sách đô hộ đã gây hậu quả gì cho các nước thuộc địa

6. nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNÁ cuối thế kỉ XIX

vì sao các phong trào đều thất bại

hơi nhiều chút xíu,mong các bạn giúp ạ

Trúc Giang
14 tháng 10 2019 lúc 18:06

3: Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây, vì:

- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:

+ Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục,…

+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.

- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo":

+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.

+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp.

+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.

4:

- Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều có những điểm nổi bật: Vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước.

6:

Nhận xét về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức như: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách ôn hòa,… chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- Phong trào đấu tranh vào giai đoạn sau có sự ra đời của các tổ chức chính trị. Thể hiện bước phát triển của phong trào.

- Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh đều thất bại vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giữa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.

Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại, vì:

- Triều đình phong kiến Mãn Thanh suy yếu, nhu nhược đầu hàng và cấu kết với đế quốc.

- Nhân nhân thiếu nguồn nhân lực, vật lực cho cuộc chiến đấu.

- Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị thống nhất, vững mạnh. Thực lực của giai cấp tư sản còn yếu.

- Các nước đế quốc đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ.



ĐỖ CHÍ DŨNG
14 tháng 10 2019 lúc 19:09

Câu 6 :

Nhận xét về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức như: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách ôn hòa,… chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- Phong trào đấu tranh vào giai đoạn sau có sự ra đời của các tổ chức chính trị. Thể hiện bước phát triển của phong trào.

- Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh đều thất bại vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giữa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.



Các câu hỏi tương tự
Duyanh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Xuân An
Xem chi tiết
Châu Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Lê Văn Đức
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Trà My
Xem chi tiết
giang nguyen thanh
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết