Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyen Thi Phung

Cho khổ thơ sau :

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước .

( Trích " Mùa xuân nho nhỏ " - Thanh Hải )

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và cho biết hoàn cảnh ấy gắn bó như thế nào với quan niệm sống của tác giả ?

2. Mạch cảm xúc của bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ " được triển khai như thế nào ?

3. Bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ " được kết thúc bằng 1 khổ thơ - khúc ca rộn ràng ngợi ca quê hương đất nước . Chép chính xác khổ thơ ấy và qua đó em hiểu được vẻ đẹp gì trong tâm hồn tác giả ?

4. Hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 7 - 10 câu phân tích khổ thơ trên . Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép nối để liên kết ( gạch chân dưới câu ghép đó và từ ngữ dùng làm phép nối ) .

HELP ME !!!!!!

Nguyễn Thiên Trang
24 tháng 5 2018 lúc 21:08

- Câu đầu tiên của đoạn văn phải nêu được ý chính của hai khổ thơ: Những suy ngẫm và tâm niệm của mình trước mùa xuân của đất nước.
- Điều tâm niệm của nhà thơ: là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
+ Hình ảnh thơ tự nhiên giàu sức gợi tả, dùng những hình ảnh của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình: làm một tiếng chim hót trong rộn rã tiếng chim ca, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương sắc, một nốt trầm âm thầm, lặng lẽ để nhập vào khúc ca tiếng hát của nhân dân…
+ Những hình ảnh ấy được nhắc tới ở khổ thơ đầu, lặp lại ở khổ thơ này trong giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào… mang ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên.
- Đánh giá: Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ.
- Điệp từ “ta” như một lời khẳng định. Và cái “ta” vốn chỉ để nói về mình bỗng như trở thành cái “ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người.
- Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp: Mỗi người nên cống hiến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý nhất của mình dù là nhỏ bé, một cách lặng lẽ, khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác.
+ Điệp ngữ “dù là” như một lời tự nhủ với lương tâm -> sự kiên trì, thử thách với thời gian, tuổi già, bệnh tật để mãi là một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.
+ Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn.
=> Người đọc đồng cảm với một tấm lòng, một lẽ sống cao đẹp.


Các câu hỏi tương tự
Tún Phạm
Xem chi tiết
Tran Hoang Anh
Xem chi tiết
Nobita
Xem chi tiết
Thu Huyền Official
Xem chi tiết
Thu Huyền Official
Xem chi tiết
Thu Huyền Official
Xem chi tiết
Lê Phạm Nhật Minh
Xem chi tiết
Lê Phạm Nhật Minh
Xem chi tiết
Châu Giang Nguyễn
Xem chi tiết