Cho đường tròn (O;R) và dây BC cố định (BC không qua tâm), điểm A trên cung lớn BC, vẽ 2 đường cao BE cà CF cắt nhau tại H, kéo dài BE và CF cắt đường tròn lần lượt tại M và N.
a)Chứng minh tứ giác BCEF nội tiếp.
b)Chứng minh EF//MN.
c)Kẻ đường kính AK của đường tròn (O), gọi I là giao điểm của BC và HK. CHứng minh OI vuông góc với BC.
d)Chứng minh rằng khi A di động trên cung lớn BC thì đươgnf tròn ngoại tiếp tam giác AEF có bán kính không đổi.
a) Xét tứ giác BCEF có
\(\widehat{BFC}=\widehat{BEC}\left(=90^0\right)\)
\(\widehat{BFC}\) và \(\widehat{BEC}\) là hai góc cùng nhìn cạnh BC
Do đó: BCEF là tứ giác nội tiếp(Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp)
b) Ta có: BCEF là tứ giác nội tiếp(cmt)
nên \(\widehat{EBC}=\widehat{EFC}\)(hai góc cùng nhìn cạnh EC)
hay \(\widehat{MBC}=\widehat{HFE}\)(1)
Xét (O) có
\(\widehat{MBC}\) là góc nội tiếp chắn cung CM
\(\widehat{MNC}\) là góc nội tiếp chắn cung CM
Do đó: \(\widehat{MBC}=\widehat{MNC}\)(Hệ quả góc nội tiếp)
hay \(\widehat{MBC}=\widehat{HNM}\)(2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{HFE}=\widehat{HNM}\)
mà hai góc này là hai góc ở vị trí đồng vị
nên FE//MN(Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)