Bài 7: Ví trí tương đối của hai đường tròn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lan anh Nguyễn

Cho đường tròn (O) đường kính AB=10cm.Dây CD vuông góc AB tại trung điểm I của OB.các tiếp tuyến của (O) tại C và D cắt nhau tại H

a) Xác định vị trí tương đối của (O) và (I)

b) tính độ dài dây CD

c) tứ giác BCOD là hình gì ?vì sao

Phạm Diệu Anh
9 tháng 1 2020 lúc 20:22

Tự kẻ hình nhé !!! ha

a) bạn phải nói rõ tâm I bán kính gì?

b) + Vì I là trung điểm của OB (gt) nên OI = BI = \(\frac{1}{2}\)OB = \(\frac{1}{2}.\frac{1}{2}\)Ab = 2,5 (cm).

+ Lại có, OC là bán kính của (O) nên OC = OB = \(\frac{1}{2}\)AB = 5 (cm).

+ Áp dụng định lí pytago vào tam giác COI :

\(OC^2=OI^2+CI^2\)

<=> 25 = 6,25 + \(^{CI^2}\)

<=> \(CI^2=18,75\)

<=> CI = \(\sqrt{18,75}\) = \(\frac{5\sqrt{3}}{2}\)(cm).

+ Do góc I = 90 độ nên CI = ID = \(\frac{5\sqrt{3}}{2}\)(cm)

hay CD = 2.CI = \(5\sqrt{3}\)(cm)

c) Xét tứ giác BCOD, có:

OI = IB (cmt)

CI = ID (cmt)

góc I = 90 độ

=> Tứ giác BCOD là hình thoi

Nếu thắc mắc thì xem lại dấu hiệu chứng minh các loại hình nhé bucminh và nếu bài dài thì bạn tóm tắt cũng được

Khách vãng lai đã xóa
B.Thị Anh Thơ
9 tháng 1 2020 lúc 22:13

Cách khác :

Xét \(\Delta OCD\) có :

\(OC=OD\)

\(\rightarrow\Delta OCD\) cân tại O

\(OI\) là trung tuyến

\(\rightarrow OI\) đồng thời là đường cao

Xét \(\Delta OCI\) vuông tại I có:

\(CI^2=OC^2-OI^2=5^2-2,5^2\)

\(\rightarrow CI=\frac{5\sqrt{3}}{2}\)

\(\rightarrow CD=2CI=5\sqrt{3}\)

c) Xét tứ giác \(BCOD\) có I là trung điểm của \(BO\)\(CD\)

\(\rightarrow\) Tứ giác BCOD là hình bình hành

\(OB\perp CD\)

\(\rightarrow\)Tứ giác \(BCOD\) là hình thoi

Hỏi đáp Toán

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Hương Thu Đây
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
trà nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Trí
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Xuân Huy
Xem chi tiết
Sakura-chan
Xem chi tiết
Sakura-chan
Xem chi tiết