cho đoạn thơ:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
1.xác định nghệ thuật của đoạn thơ và nêu tác dụng
2.viết đoạn văn diễn dịch thể hiện tình cảm sâu nặng của người cháu đối với bà trong đọan thơ trên (có sử dụng câu cảm thán,lời dẫn trực tiếp)
giúp mình vs các bạn ơi,mai mình thi rồi ạ
1,
Hình ảnh xuyên suốt đoạn thơ chính là hình ảnh “bếp lửa” nồng ấm. Đó là ngọn lửa mà người bà tác giả đã nhóm lên - ngọn lửa của yêu thương và chia sẻ:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.
Điệp từ "nhóm" được điệp lại nhiều lần nằm ở đầu mỗi dòng thơ thể hiện niềm xúc động của nhà thơ đang dồn dập dâng trào. Không những vậy, điều đó còn thể hiện sức mạnh của ngọn lửa, tình yêu thương nồng nàn sâu đậm. Ngọn lửa đã khơi dậy những gì bình dị mà thiêng liêng nhất : "niềm tin dai dẳng" - niềm tin bền bỉ của bà vào bình yên, độc lập, hạnh phúc, "niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi", "nồi xôi gạo mới sẻ chung vui". Và nhất là "nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ". Bà đã khơi dậy trong lòng cháu một trời yêu thương, bà dựng xây cho cháu một khung trời tuổi thơ vẹn tròn ước mơ, hi vọng, bà là bà nhưng cũng là cha, là mẹ, là người bạn tâm tình cho cháu sự yêu thương, chăm sóc, bảo ban và chia sẻ. Với cháu, bà là tất cả quãng đời thơ bé. Cảm xúc ngưng đọng khiến nhà thơ phải thốt lên : "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa”.
1.
- Nghệ thuật: Điệp từ ''Nhóm''
- Tác dụng: thể hiện niềm xúc động của nhà thơ đang dồn dập dâng trào. Không những vậy, điều đó còn thể hiện sức mạnh của ngọn lửa, tình yêu thương nồng nàn sâu đậm. Ngọn lửa đã khơi dậy những gì bình dị mà thiêng liêng nhất : "niềm tin dai dẳng" - niềm tin bền bỉ của bà vào bình yên, độc lập, hạnh phúc, "niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi", "nồixôi gạo mới sẻ chung vui". Và nhất là "nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ". Bà đã khơi dậy trong lòng cháu một trời yêu thương, bà dựng xây cho cháu một khung trời tuổi thơ vẹn tròn ước mơ, hi vọng, bà là bà nhưng cũng là cha, là mẹ, là người bạn tâm tình cho cháu sự yêu thương, chăm sóc, bảo ban và chia sẻ.
...
Trong khổ thơ này tác giả Bằng Việt đã sử dụng điệp từ “ nhóm” nhắc đi nhắc lại nhiều lần làm cho khổ thơ sáng bừng rực lửa cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Nhắc tới lửa người đọc luôn gợi nhớ tới hình cảnh ấp áp, ánh sáng lan tỏa. Sự khôn khéo trong việc dùng từ ngữ để gợi lên hình ảnh của tác giả làm cho khổ thơ trở bên sáng bừng cảm xúc.
Điệp từ “Nhóm” làm cháy bùng lên bao kỷ niệm khó quên của bà và cháu. Bao hồi tưởng, những ký ức theo dòng thời gian thi nhau hiện về làm cho mạch cảm xúc ở trong thơ của tác giả càng bùng lên dữ dội.
1. Giá trị nghệ thuật: Điệp từ " nhóm " được đặt ở đầu các câu thơ
Tác dụng:
- Điệp từ "nhóm" trong đoạn thơ vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa biểu tượng nhằm nhấn mạnh hành động cần mẫn của bà mỗi ngày, sớm sớm chiều chiều bà đều nhóm lửa. Đó là ngọn lửa của tình yêu thương, của niềm tin và sức sống mãnh liệt mà bà luôn ủ sẵn và truyền cho cháu
- Khơi dòng cảm xúc, tạo chất nhạc, tăng tính nhịp điệu cho đoạn thơ
2. ( Bạn nên phân tích cả khổ: " Lận đận đời bà... Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!" )
Bạn tham khảo nhá!
Đoạn thơ trên đã thể hiện tình yêu thương và niềm biết ơn vô hạn của người cháu đối với bà và cũng là với quê hương, đất nước. Hình ảnh của bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa và hành động nhóm lửa. Điệp từ " nhóm" trong đoạn thơ vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng. Đó là nhóm bếp lửa có thực để sưởi ấm cho cả bà và cháu qua mùa đông giá rét, để luộc khoai, luộc sắn cho cháu ăn: " Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi". Nhưng từ "nhóm" ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng: Bà đã nhen nhóm, khơi dậy những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn cháu để mai sau cháu khôn lớn trưởng thành, cháu đi xa vẫn nhớ về gia đình, về quê hương, đất nước. Chao ôi, bếp lửa của bà mới kì diệu làm sao! Nó không chỉ được nhen lên bằng rơm, bằng củi mà nó được nhen lên bằng ngon lửa thiêng liêng luôn cháy trong lòng bà. Và như thế bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngon lửa của sự sống, niềm tin cho những thế hệ mai sau, đặc biệt là người cháu thân yêu
P/S: Văn tự viết, bạn tham khảo nhá. Tớ chỉ phân tích phần đoạn thơ " Nhóm.." thôi đấy!
Phần yêu cầu tiếng việt in nghiêng nha!