Bài 5: Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ AH vuông góc BC tại H.
a/ Chứng minh tam giác AHB bằng tam giác AHC và BH = HC.
b/ Cho biết AB = 13cm; BC = 10cm. Vẽ trung tuyến BM của tam giác ABC cắt AH tại G. Tính AH và AG.
c/ Vẽ trung tuyến CN của tam giác ABC. Chứng minh MN song song BC.
d/ Trên cạnh AB lấy điểm D (D nằm giữa N và B) và trên tia đối tia CA lấy điểm E sao cho BD = CE. Đường thẳng qua C song song với DE và đường thẳng qua D song song với AC cắt nhau tại F. Chứng minh tam giác DFB cân và FC > BC
trên đường thẳng xy lấy 3 điểm A,B,C theo thứ tự đó sao cho AB = 6cm , AC = 8cm.
a) Tính độ dài BC
b) Gọi M là trung điểm của AB. Hãy so sánh MC và AB
Cho 3 điểm B,H,C thẳng hàng, BC=13cm,BH=4cm,HC=9cm.Từ H vẽ tia Hx vuông góc với đường thẳng BC. Lấy A thuộc tia Hx sao cho HA=6cm.
a/\(\Delta ABC\)là tam giác gì ? Chứng minh điều đó.
b/Trên tia HC lấy điểm D sao cho HD=HA. Từ D vẽ đường thẳng song song với AH cắt AC tại E.
Chứng minh AE=AB
(nhớ vẽ hình)
Cho tam giác ABC có AB = 6cm, AC = 8cm, BC = 10cm, đường cao AH
a/ CMR: \(\widehat{BAH}=\widehat{C}\)
b/ Tìm hình chiếu của AB lên BC, lên AC
c/ Trên tia đối tia của tia AB lấy điểm E sao cho: AE = AC. Trên tia đối tia của tia AC lấy điểm D sao cho: AD = AB. Đường thẳng AH cắt DE tại M. CMR: tam giác AME cân và M là trung điểm của DE
d/ Gọi N là trung điểm của BC. Chứng minh: NA vuông góc với DE và \(\widehat{BAN}>\widehat{CAN}\)
Bài 1: cho tam giác ABC có 3 góc đều nhọn , đường cao AH vuông góc với BC tại H. Trên tia đối của tia HA lấy điểm D sao cho HA=HD.
a/Chứng minh BC và CB lần lượt là các tia phân giác của các góc ABD và ACD.
b/Chứng minh CA= CD và BD=BA
C/cho góc ACB= 45o . Tính góc ADC
D/ Đường cao AH có phải thêm điều kiện gì thì AB//CD
Bài 2: cho tam giác ABC có góc A= 90o . đường thẳng AH vuông góc với BC. Trên đường vuông góc với BC lấy điểm D không cùng nửa mặt phẳng bờ BC với điểm A sao cho AH=BD
a/ chứng minh ΔAHD=ΔDBH
b/ Hai đường thẳng AB và DH có song song không? vì sao?
c/Tính góc ACB biết góc BAH=35o
Bài 3: Cho tam giác ABC với AB=AC. Lấy I là trung điểm BC. Trên tia BC lấy điểm N, trên tia CB lấy điểm M sao cho CN=BM
a/ chứng minh ΔABI=ΔACI và AI là tia phân giác góc BAC
b/ chứng minh AM=AN
c/ chứng minh AI vuông góc với BC
Bài 4: Cho góc xOy nhọn, có Ot là Tia phân giác . Lấy điểm A trên Ox, điểm B trên Oy sao cho AH=BD
a/Chứng Minh: ΔAOM=ΔBOM
b/chứng minh:AM=MB
c/ lấy diểm H trên tia Ot. Qua H vẽ đường thẳng song song với AB, dường thẳng này cắt Ox tại C, Cắt Oy tại D.Chứng minh:OH vuông góc với CD
Bài 5:Cho góc nhọn xOy. Trên tia Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B sao cho OA=OB. trên tia Ax lấy điểm c, trên tia By lấy điểm D sao cho AC=BD
a/ chứng minh : AD=BC
b/ Gọi E là Giao điểm ADvaf BC. Chứng minh :ΔEAC=ΔEBD
c/chứng minh: OE là phân giác của xOy
Bài 6: ChoΔABC có AB=AC. gọi D là trung điểm của BC. chứng minh rằng
a)ΔADB=ΔADC
b) AD vuông góc với BC
Cho tam giác ABC cân tại A có cạnh đáy BC=6 cm, đường cao AH =6cm
a, Chứng minh:HB=HC
b, Tính AB và AC. So sánh các góc của tam giác ABC
c, Trên tia AH lấy điểm E sao cho H là trung điểm AE.Qua E vẽ đường thẳng vuông góc với AE, đường thẳng này cắt tia AC tại D.Chứng minh AD =CE =CD
d, Vẽ trung tuyến CI của tam giác CDE. Gọi O là giao điểm của IH và EC. Đoạn thẳng AO cắt BC tại G. Chứng minh BC= 6HG
cho tam giác ABC cân tại A. trên cạnh BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho CE=BD. các đường thẳng vuông góc với bc kẻ từ D cắt AB tại M và kẻ từ E cắt AC tại N.
a, gọi I là giao điểm của MN và BC, đường thẳng vuông góc với MN tại I tại đường thẳng AH tại K (H là trung điểm của BC) cmr: tam giác ABC cân.
c, cmr CK \(\perp\)AN.
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = AC. Qua A kẻ đường thẳng xy sao cho B, C nằm cùng phía với xy. Kẻ BD và CE vuông góc với xy.
a) Chứng minh: DE = BD + CE;
b) Gọi M là trung điểm của BC. Lấy N là một điểm trên đoạn thẳng MC. Kẻ BP và CQ vuông góc với tia AN. Chứng minh PQ = BP - CQ.
cho góc nhọn xOy, trên tia Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B sao cho OA=OB. Gọi H là trung điểm của đoạn thẳng AB. Từ A vẽ đường thẳng vuông góc với OA, đường thẳng này cắt OH tại C. CM:
a, Tam giác OAH = Tam giác OBH
b, OH vuông góc với AB
c, Tam giác OAC = Tam giác OBC
d, Gọi I là trung điểm của OH. Từ I vẽ đường thẳng vuông góc với OH, đường thẳng này cắt OA tại M. Từ H vẽ đường thẳng vuông góc với BC tại K. CM: 3 điểm M, H, K thẳng hàng