Luyện tập về ba trường hợp bằng nhau của tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Phúc Nguyên

Cho ΔABC có \(\widehat{A}=90^o\) và BC=2AB. Gọi E là trung điểm BC. Tia phân giác của góc B cắt AC ở D.

a) CMR: BD là tia phân giác của tam giác ADE.

b) CMR: BD=DC.

c) Tính góc B, C.

Akai Haruma
4 tháng 12 2017 lúc 21:11

Lời giải:

a)

Vì \(BC=2AB; BC=2BE\) do E là trung điểm của BC, nên \(AB=BE\)

Xét tam giác $BAD$ và tam giác $BED$ có:

\(\left\{\begin{matrix} BA=BE\\ \angle ABD=\angle EBD(\text{do BD là phân giác góc B})\\ BD-\text{chung}\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow \triangle BAD=\triangle BED(c.g.c)\Rightarrow \angle BDA=\angle BDE\)

Do đó $DB$ là phân giác góc $ADE$

(đpcm)

b)

Theo phần a \(\triangle BAD=\triangle BED\Rightarrow \angle BED=\angle BAD=90^0\)

\(\Rightarrow ED\perp BC\) . Mặt khác từ hai tam giác bằng nhau ta cũng có: \(AD=DE\) (1)

\(BC=2AB\Rightarrow AB=\frac{BC}{2}=EC\) (2)

Áp dụng định lý Pitago: \(DC^2=DE^2+EC^2\) (3)

Và: \(BD^2=AD^2+AB^2\) (4)

Từ (1),(2),(3),(4) suy ra \(DC^2=BD^2\Leftrightarrow BD=DC\)

c)

Ta có: \(\cos B=\frac{AB}{BC}=\frac{1}{2}\Rightarrow \angle B=60^0\)

\(\angle C+\angle B=90^0\Rightarrow \angle C=90^0-\angle B=30^0\)

do thi huyen
4 tháng 12 2017 lúc 21:42

a ta có E là trung điểm của BC

=>BE= CE mà BC=2AB =>AB=BE

Xét tam giác ABD vàtam giác EBD có

AB =BE (CMT)

góc ABD = góc EBD ( BD là phân giác của góc B)

cạnh BD chung

=> tam giác ABD = tam giác EBD ( c.g.c)

=> góc ADB = góc EDB (hai góc tương ướng )

=>BD là phân giác của tam giác ADE

b...ta có tam giác ADB bằng tam giác EDB (CMT )

=>GóC BAD bằng góc BED( hai cạnh tương ướng )

mà góc A bằng 90 độ nên gócB ED bằng 90 độ

ta có ;góc BED +góc DEC =180 ( hai góc kề bù ) mà góc BED bằng 90 độ

=> DEC=90 độ

Xét tam giác EDB và tam giác EDC có

EB = EC ( CMT )

ED chung

=> tam giác EDB = tam giác EDC (hai cạnh góc vuông )

=> BD= BC ( hai cạnh tương ướng)

c ta có góc A+ góc B+ góc C = 180 độ ( Tổng ba góc tam giác)

góc B+ góc C = 180 - góc A= 180 -90=90

mà góc B= góc C ( hai goc tương ướng của tam giác EDB bằng tam giác EDC )

=> góc B = góc C = 90độ

Đỗ Thị Huyền Trang
8 tháng 12 2017 lúc 10:31

a) BC = 2AB \(\Rightarrow\) AB = \(\dfrac{1}{2}\)BC

EB = EC = \(\dfrac{1}{2}\)BC ( E là trung điểm của BC )

\(\Rightarrow\) BA = BE

Xét Δ ABD và Δ EBD có:

AB = EB ( cmt )

\(\widehat{ABD}\) = \(\widehat{EBD}\) ( BD là phân giác \(\widehat{ABC}\) )

BD chung

\(\Rightarrow\) Δ ABD = Δ EBD ( c.g.c)

\(\Rightarrow\) \(\widehat{ADB}\) = \(\widehat{EDB}\) ( 2 góc tương ứng )

\(\Rightarrow\) DB là phân giác của \(\widehat{ADE}\)

b) \(\widehat{BED}\) = \(\widehat{BAD}\) ( 2 góc tương ứng )

\(\widehat{BAD}\) = 90\(^O\) \(\Rightarrow\) \(\widehat{BED}\) = 90\(^O\) , \(\widehat{DEC}\) = 90\(^O\)

Xét Δ BED và Δ CED có:

BE = CE ( CE là trung điểm của BC )

\(\widehat{BED}\) = \(\widehat{CED}\) = 90\(^O\)

ED chung

\(\Rightarrow\) Δ BED = Δ CED ( c.g.c)

\(\Rightarrow\) BD = DC ( 2 cạnh tương ứng )

c) Δ EBD = Δ ECD ( cmt )

\(\Rightarrow\) \(\widehat{EBD}\) = \(\widehat{ECD}\) ( 2 góc tương ứng )

\(\widehat{ABD}\) = \(\widehat{CBD}\) ( BD là phân giác của \(\widehat{ABC}\) )

\(\Rightarrow\) \(\widehat{ABC}\) = 2\(\widehat{ACB}\)

\(\widehat{ABC}\) + \(\widehat{ACB}\) = 90\(^O\) ( Δ ABC có \(\widehat{A}\) = 90\(^O\) )

\(\Rightarrow\) 2\(\widehat{ACB}\) + \(\widehat{ACB}\) = 90\(^O\) \(\Rightarrow\) 3\(\widehat{ACB}\) = 90\(^O\)

\(\Rightarrow\) \(\widehat{ACB}\) = 30\(^O\)

\(\Rightarrow\) \(\widehat{ABC}\) = 2. 30\(^O\) = 60\(^O\)


Các câu hỏi tương tự
7/8 Phạm Tiến Mạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc Nguyên
Xem chi tiết
Mai Mai Hương
Xem chi tiết
7/8 Phạm Tiến Mạnh
Xem chi tiết
Đào Ngọc Linh
Xem chi tiết
Ngô Cẩm Nhung
Xem chi tiết
Ngô Cẩm Nhung
Xem chi tiết
Huong Lee
Xem chi tiết
Hoàng Quốc Bảo
Xem chi tiết