Cho câu thơ sau: "Kiều càng sắc sảo mặn mà".
a) Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp của Thúy Kiều.
b) Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ: "thu thủy", "xuân sơn". Cách nói: "Làn thu thủy", "Nét xuân sơn" dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Giải thích rõ vì sao em chọn nghệ thuật ấy.
c) Khi nói về vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng. Ý kiến này có đúng không? Nêu rõ ý kiến của em?
#Thanks
a, "So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy , nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai "
b, Cách nói " làn thu thủy ", "nét xuân sơn " là cách nói ẩn dụ . Biện pháp ấy kết hợp cùng phép nhân hóa và bút pháp ước lệ tượng trưng góp phần khắc họa nên bức chân dung diễm lệ của nàng Kiều . Hơn nữa , nhà thơ Nguyễn Du đã rất tinh tế trong việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ : thu thủy và xuân sơn khơi gợi nên hình ảnh đôi mắt của nàng Kiều : vừa trong sáng, long lanh lại vừa tràn đầy sức sống như dáng núi mùa xuân . Như vậy , đây là một cách ẩn dụ vô cùng đặc sắc .
c, Ý kiến này là hoàn toàn đúng đắn vì :
Vẻ đẹp của nàng Kiều khiến cho thiên nhiên phải sinh lòng ghen ghét , đố kị :" liễu hờn ", "hoa ghen " mà chính nhà thơ Nguyễn Du cũng từng viết : Một vừa 2 phải ai ơi / Tài tính chi lắm cho trời đất ghen " hay " Ngại gì bỉ sắc tư phong / Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen " . Như thế , vẻ đẹp nổi trội và rất mực hoàn mĩ của Thúy Kiều đã làm cho trời đất phải ghen hờn . Đồng thời , qua những câu thơ trên , tác giả đã ngầm đưa ra lời dự cảm về số phận của nàng Kiều : Cuộc đời nàng sẽ phải chịu nhiều khoc khăn , oan trái , sẽ không được phẳng lặng , êm đềm như của Thúy Vân .
Mình trả lời như vậy xong bạn xem có cần chỉnh sửa phần nào k nhé :/