*** Đoạn văn diễn dịch:
Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Sống thì âm thầm nghèo đói, cô đơn; chết thì quằn quại đau đớn. Tuy thế lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, nhân hậu trong sạch, tự trọng.....Lão Hạc đã tìm đến cái chết mặc dù trong tay vẫn còn mấy chục đồng bạc, không kể mảnh vườn đáng giá mà không ít người nhòm ngó. Bất đắc dĩ lão phải bán chó; bán xong rồi, lão đau đớn, lương tâm dằn vặt "thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa 1 con chó". Ba sào vườn lão gửi lại nguyên vẹn cho con trai như 1 lời nguyền đinh ninh: "Cái vườn là của con ta....của mẹ nó tậu thì nó hưởng". Trước khi chết, lão gửi lại ông giáo mảnh vườn cho con và gửi lại 30 đồng cho hàng xóm. Lão thà nhịn đói chứ không tiêu xu nào vào món tiền mà lão cậy ông giáo cầm giúp đó.Với lòng tự trọng cao độ và nhân cách hết sức trong sạch, lão Hạc không muốn hàng xóm nghèo phải phiền lụy về cái xác già của mình, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành dụm bằng nhịn ăn, nhịn tiêu của lão, để nhờ ông giáo đưa ra nói với bà con hàng xóm lo giúp cho khi lão chết. Khi đã đem gửi hết đồng tiền cuối cung, lão chỉ còn ăn uống đói khát qua bữa, bằng khoai ráy, củ chuối, rau má,... nhưng lại kiên quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác, kể cả sự giúp đỡ của ông giáo mà chắc lão hiểu là rất thân tình. Nam Cao đã tinh tế đưa nhân vật Binh Tư, 1 kẻ "làm nghề ăn trộm" ở phần cuối truyện tạo nên 1 sự đối xứng đặc sắc, làm nổi bật tấm lòng trong sạch, tự trọng của lão Hạc_1 lão nông chân quê đáng trọng. Lão Hạc dù nghèo đói vẫn quyết sống bằng bàn tay lao độngcủa mình trong khi ở xã hội đó có nhiều người đã bị ngã quỵ trước bản năng (cái đói và miếng ăn) như Chí Phào, Binh Tư, Lang Rận,... Với cái chết đau đớn và dữ dội mà lão Hạc tự chọn, ra đi vẫn giữ được tâm hồn thanh thản, nhân cách trong sạch, lão Hạc đã trở thành 1 vị thánh. Là 1 lão nông cùng khổ, lão Hạc đã thể hiện 1 khí tiết cao quý, có nhân phẩm rất cao. Lão là con người của câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm", "thà thác còn hơn sống đục". Đó cũng là 1 nhân cách đáng trọng của người lao động nghèo.
*** Đoạn văn quy nạp:
Lão Hạc đã tìm đến cái chết mặc dù trong tay vẫn còn mấy chục đồng bạc, không kể mảnh vườn đáng giá mà không ít người nhòm ngó. Bất đắc dĩ lão phải bán chó; bán xong rồi, lão đau đớn, lương tâm dằn vặt "thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa 1 con chó". Ba sào vườn lão gửi lại nguyên vẹn cho con trai như 1 lời nguyền đinh ninh: "Cái vườn là của con ta....của mẹ nó tậu thì nó hưởng". Trước khi chết, lão gửi lại ông giáo mảnh vườn cho con và gửi lại 30 đồng cho hàng xóm. Lão thà nhịn đói chứ không tiêu xu nào vào món tiền mà lão cậy ông giáo cầm giúp đó.Với lòng tự trọng cao độ và nhân cách hết sức trong sạch, lão Hạc không muốn hàng xóm nghèo phải phiền lụy về cái xác già của mình, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành dụm bằng nhịn ăn, nhịn tiêu của lão, để nhờ ông giáo đưa ra nói với bà con hàng xóm lo giúp cho khi lão chết. Khi đã đem gửi hết đồng tiền cuối cung, lão chỉ còn ăn uống đói khát qua bữa, bằng khoai ráy, củ chuối, rau má,... nhưng lại kiên quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác, kể cả sự giúp đỡ của ông giáo mà chắc lão hiểu là rất thân tình. Nam Cao đã tinh tế đưa nhân vật Binh Tư, 1 kẻ "làm nghề ăn trộm" ở phần cuối truyện tạo nên 1 sự đối xứng đặc sắc, làm nổi bật tấm lòng trong sạch, tự trọng của lão Hạc_1 lão nông chân quê đáng trọng. Lão Hạc dù nghèo đói vẫn quyết sống bằng bàn tay lao độngcủa mình trong khi ở xã hội đó có nhiều người đã bị ngã quỵ trước bản năng (cái đói và miếng ăn) như Chí Phào, Binh Tư, Lang Rận,... Với cái chết đau đớn và dữ dội mà lão Hạc tự chọn, ra đi vẫn giữ được tâm hồn thanh thản, nhân cách trong sạch, lão Hạc đã trở thành 1 vị thánh. Là 1 lão nông cùng khổ, lão Hạc đã thể hiện 1 khí tiết cao quý, có nhân phẩm rất cao. Lão là con người của câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm", "thà thác còn hơn sống đục". Đó cũng là 1 nhân cách đáng trọng của người lao động nghèo. Dù phải sống trong hoàn cảnh túng quẫn nhưng Lão Hạc vẫn luôn là người nông dân có 1 nhân cách cao đẹp.
bcuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con . khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng . chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng , động viên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". trước tấm lòng của người vợ ,anh dậu cũng cố gắng ngồi dậy . nhưng lính đã rầm rầm xông vào , lo sợ , chị dậu đã ra sức van nài mong chúng để cho chồng chị ăn hết bát cháo . chị đã cúi mình xin chúng , ra sức giãi bày cho chúng hiểu , mong chúng động lòng thương . chị đã xưng cháu . chị đã tự hạ mình để nâng chúng lên . nhưng mặc chị van xin chúng vẫn quyết trói anh dậu , chị dã đứng lên ngang hàng với chúng khi xưng tôi -ông . và cuối cùng chị đã đe dọa , thách thức chúng :"mày trói chồng bà đi bà cho mày xem 'chị đã nâng mình lên đứng trên chúng .chị đã lấy đâu ra sức mạnh đó ?đó chính là lòng yêu thương chồng ,chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý -đại diện cho bộ máy chính quyền . lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai .
còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con . lão yêu thương cậu vàng như đứa con của mình vì cậu vàng chính là kỉ vật của đứa con trai trước khi bỏ nhà đi đồn điền cao su . lão vẫn luôn day dứt khi không lo đủ được tiền cưới vợ cho con . và trong lòng người cha già vẫn luôn mong có ngày người con trai trở về ,lão cố gắng dành dụm tiền cho con lão giữ cho con mảnh vườn .
tóm lại cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng . nếu như chị dậu có sức mạnh phản kháng dám đứng lên chống lại cường quyền để bảo vệ chồng thì lão hạc lại là người nông dân đôn hậu giàu lòng tự trọng -hai con người , hai nhân cách để đáng chúng ." Dù phải sống trong hoàn cảnh túng quẫn nhưng Lão Hạc vẫn luôn là người nông dân có 1 nhân cách cao đẹp "
a)" Dù phải sống trong hoàn cảnh túng quẫn nhưng Lão Hạc vẫn luôn là người nông dân có 1 nhân cách cao đẹp ". Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng.