SỰ ĐỔI MÀU CỦA CHẤT CHỈ THỊ (QUỲ TÍM) KHI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI
Đối với phạm vi kiến thức THCS, các giáo viên thường giới thiệu muối chỉ làm quỳ tím không đổi màu. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với một số muối như NaCl, Na2SO4, BaCl2, Ba(NO3)2, CaCl2.
Sau đây cô sẽ bổ sung cho các bạn một số thông tin như sau: Muối được cấu tạo từ gốc kim loại và gốc axit.
- Muối được tạo từ gốc kim loại mạnh (Na, K, Ca, Ba) và gốc axit mạnh (Cl, SO4, NO3) thì không làm quỳ tính đổi màu.
Ví dụ: NaCl, N...
Đọc tiếp
SỰ ĐỔI MÀU CỦA CHẤT CHỈ THỊ (QUỲ TÍM) KHI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI
Đối với phạm vi kiến thức THCS, các giáo viên thường giới thiệu muối chỉ làm quỳ tím không đổi màu. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với một số muối như NaCl, Na2SO4, BaCl2, Ba(NO3)2, CaCl2.
Sau đây cô sẽ bổ sung cho các bạn một số thông tin như sau: Muối được cấu tạo từ gốc kim loại và gốc axit.
- Muối được tạo từ gốc kim loại mạnh (Na, K, Ca, Ba) và gốc axit mạnh (Cl, SO4, NO3) thì không làm quỳ tính đổi màu.
Ví dụ: NaCl, Na2SO4, BaCl2, Ba(NO3)2, CaCl2
- Muối được tạo thành từ gốc kim loại mạnh (Na, K, Ca, Ba) và gốc axit yếu (CO3, SO3, PO4, S) thì quỳ tím hóa xanh.
Ví dụ: Na2CO3, K2S, Na3PO4, CaS
- Muối được tạo thành từ gốc kim loại tb-yếu (Al, Zn, Fe, Cu, ...) và gốc axit mạnh (Cl, SO4, NO3) thì quỳ tím hóa đỏ.
Ví dụ: FeCl3, AlCl3, ZnSO4, CuSO4,...
- Muối được tạo thành từ gốc kim loại tb-yếu (Al, Zn, Fe, Cu, ...) và gốc axit yếu (CO3, SO3, PO4, S) thì phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.