1)
Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng... ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.
Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đông hồ, làm tranh sơn mài.
Số làng nghề như dệt lụa, lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm vải, đúc đồng v.v... tăng lên ngày càng nhiều.
Ở các làng này, cư dân vẫn làm ruộng, tuy nhiên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.
Ngành khai mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Ở Đàng Ngoài, một số người Hoa đã sang xin thầu khai thác một số mỏ, sử dụng nhân công người Hoa. Nhân đó, một số nhà giàu người Việt cũng xin thầu. Lượng kim loại được bán
ra thị trường hoặc phục vụ nhà nước ngày càng lớn.
2)
-Nguyên nhân phát triển:
+ Do chính sách mở cửa củachính quyền Trịnh, Nguyễn.
+ Do phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông-Tây thuận lợi. Chứng tỏ rằng: Sự phát triển của các ngành thủ công đã tạo ra số lượng sản phẩm lớn, phong phú, đa dạng.Ý 1:
* Thủ công nghiệp:
- Rất phát triển
- Xuất hiện thêm nhiều làng nghề mới. Nổi tiếng nhất là gốm Bát Tràng và mía đường Quảng Nam.
* Thương nghiệp:
- Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước rất phát triển.
- Xuất hiện thêm một số đô thị như Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam),......
- Hoạt động buôn bán với người nước ngoài diễn ra chủ yếu ở biên giới và hải cảng.
- Các chúa đều thi hành chính sách hạn chế về ngoại thương.