Bài 24. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1873

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Yến Nhi Phạm Trần

Cho biết tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta

Trình bày diễn biến chiến sự ở đà nẵng và gia định

Nêu nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của triều điình nhà Nguyễn

Nơ Lê Thị
10 tháng 1 2019 lúc 22:05

3.Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc. Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.

---Nhân dân ta không nản chí, tiếp tục tự động đứng lên kháng chiến chống Pháp, bảo vệ độc lập dân tộc.

Thời Sênh
10 tháng 1 2019 lúc 22:13

Câu 1 :

– Nguyên nhân gián tiếp:

+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.

+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.

– Nguyên nhân trực tiếp:

+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

+ Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.


Câu 2

Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858- 1859

- Ngày 31- 8- 1858 Liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo đến Đà Nẵng, với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, buộc triều đình Nguyễn phải đầu hàng.

- 1- 9- 1858: Pháp nổ súng - mở đầu cuộc xâm lược nước ta, Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân anh dũng chiến đấu chống giặ

- Sau 5 tháng chiến đấu, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, nhân dân bỏ đi hết, thực hiện “Vườn không nhà trống

2. Chiến sự ở Gia Định 1859

- Tháng 2- 1859 Pháp kéo vào Gia Định; Ngày 17- 2- 1859 Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.

- Trong đó nhân dân địa phương tự động chống giặc khiến chúng khốn đốn.

- Tháng 8 - 1860, do phải tham gia chiến trường Trung Quốc vá châu Âu, quân Pháp để lại 1.000 quân ở Gia Định, nhưng quân triều đình vẫn “thủ hiểm”ở Đại đồn Chí Hòa

- Đêm 23 rạng 24 –2- 1861 Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa, Đại đồn Chí Hòa thất thủ sau đó Pháp chiếm Định Tường – Biên hòa - Vĩnh Long

=> Ngày 5 - 6 - 1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 5- 6- 1862.

Thời Sênh
10 tháng 1 2019 lúc 22:14

Câu 3

- Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

- Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.

Nơ Lê Thị
10 tháng 1 2019 lúc 22:02

1.Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp cùng với các nước tư bản phương Tây chạy đua giành giật thị trường ở khu vực Đông và Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có một vị trí chiến lược đặc biệt, giàu tài nguyên, khoáng sản và nguồn nhân công rẻ mạt.

Nơ Lê Thị
10 tháng 1 2019 lúc 22:19

bạn vào phần lí thuyết của hoc24 là đầy đủ nhất đấy

Lê Minh Thư
14 tháng 1 2019 lúc 19:15

thực dân Pháp xâm lược nước ta

Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp cùng với các nước tư bản phương Tây chạy đua giành giật thị trường ở khu vực Đông và Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có một vị trí chiến lược đặc biệt, giàu tài nguyên, khoáng sản và nguồn nhân công rẻ mạt.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Quốc Toản
Xem chi tiết
Tân Lục
Xem chi tiết
Hân Lê Ngọc
Xem chi tiết
Shally Hanagaki
Xem chi tiết
Nguyễn Nhất Văn
Xem chi tiết
ISEKAIKUN
Xem chi tiết
Thái Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Oanh
Xem chi tiết
Phạm Quỳnh Dương
Xem chi tiết