Đại lượng nào đặc trưng cho tác dụng quay của một vật rắn?
A. cánh tay đòn của lực.
B. phương chiều của lực tác dụng lên vật.
C. độ lớn của lực tác dụng lên vật.
D. mômen lực
Hai lực song song, ngược chiều có tổng độ lớn 10 N, cùng tác dụng vào một vật. Biết mômen của ngẫu lực là 10 N.m. Cánh tay đòn của ngẫu lực là:
A. 0,5 m B. 1 m C. 2 m D. 3 m
Hai lực song song, ngược chiều có tổng độ lớn 10 N, cùng tác dụng vào một vật. Biết mômen của ngẫu lực là 10 N.m. Cánh tay đòn của ngẫu lực là:
A. 0,5 m B. 1 m C. 2 m D. 3 m
Điều kiện để một vật nằm cân bằng là: A. Tổng mômen lực tác dụng lên vật phải bằng không. B. Hợp lực tác dụng lên vật phải bằng không. C. Hợp lực tác dụng vào nó phải bằng không và tổng mô men lực tác dụng lên vật phải bằng 0. D. Trọng lực và phản lực của nó phải cân bằng lẫn nhau.
Phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau đây về lực tác dụng lên một vật quay quanh một trục cố định.
A. Để có tác dụng càng mạnh chỉ cần lực càng lớn
B. Để có tác dụng càng mạnh chỉ cần điểm đặt của lực ở xa trục quay
C. Để có tác dụng càng mạnh, lực phải càng lớn và khoảng cách từ trục quay đến phương của lực càng lớn
D. Tác dụng của lực càng bé khi phương của lực đi qua trục quay
Một vật rắn có trục quay cố định có tổng mômen lực tác dụng lên vật bằng không. Vật sẽ
A. không chuyển động quay B. quay với vận tốc góc không đổi
C. đứng yên hoặc quay đều D. quay với vận tốc dài không đổi
Một vật rắn có trục quay cố định có tổng mômen lực tác dụng lên vật bằng không. Vật sẽ:
A. không chuyển động quay B. quay với vận tốc góc không đổi
C. đứng yên hoặc quay đều D. quay với vận tốc dài không đổi
Mômen của một ngẫu lực có giá trị M = 10 Nm, cánh tay đòn của ngẫu lực d = 40 cm. Độ lớn của mỗi lực là:
A. 30 N B. 25N C. 5 N D. 10 N
Hãy chọn đáp án đúng. Hai người dùng đòn để khiêng một vật nặng 900 N. Điểm treo cách vai người thứ nhất 60 cm và cách vai người thứ hai 48 cm. Bỏ qua trọng lượng của đòn, tính lực tác dụng lên vai người thứ hai.
A. 500 N. B. 450 N C. 400 N D. 600 N