Cho biết công dụng của dấu phẩy, dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang được dùng trong các đoạn trích sau:
a. Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội "ăn én". Cũng nghe kể rằng trong bản A-rem vẫn còn một vài người chân mỏng, ngón dẹt - dấu tích của bao nhiêu thế hệ leo vách đá, trần hang cao hàng trăm mét.
b. Hô-oắt Lim-bơ, người tìm ra hơn 500 hang động ở Việt Nam, trong đó có hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới, khẳng định rằng: mỗi xen-ti-mét đá kia phải qua cả trăm triệu năm bào mòn hay bồi đắp mới nên. Và tất cả măng đá, nhũ đá, ngọc động ấy vẫn "sống" trong hành trình tạo tác của tự nhiên.
- Công dụng của các dấu câu:
a. Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội “ăn én”. Cũng nghe kể rằng trong bản A-rem vẫn còn một vài người chân mỏng, ngón dẹt - dấu tích của bao nhiêu thế hệ leo vách đá, trần hang cao hàng trăm mét.
- Dấu ngoặc kép: “ăn én” dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. Lễ hội "ăn én" là tập tục lâu đời liên quan đến loài én ở nơi này.
- Dấu gạch ngang: “....ngón dẹt - dấu tích của bao thế hệ”: Tác giả sử dụng dấu gạch ngang với mục đích giải thích rõ hơn đặc điểm của những người này là do việc leo trèo vách đá.
b. Hô-oắt Lim-bơ, người tìm ra hơn 500 hang động ở Việt Nam, trong đó có hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới, khẳng định rằng: mỗi xen-ti-mét đá kia phải qua cả trăm triệu năm bào mòn hay bồi đắp mới nên. Và tất cả măng đá, nhũ đá, ngọc động ấy vẫn "sống" trong hành trình tạo tác của tự nhiên.
- Dấu gạch ngang: “Hô-oắt Lim-bơ” chỉ tên riêng của nhân vật, được phiên âm ra tiếng Việt.
- Dấu ngoặc kép: “...ngọc động ấy vẫn "sống"” : "sống" được hiểu là đá cũng có cuộc sống, sống như con người.