Cho A, B là hai điểm phân biệt và d là đường trung trực của đoạn thẳng AB
a) Ta kí hiệu \(P_A\) là nửa mặt phẳng bờ d có chứa điểm A (không kể đường thẳng d). Gọi N là một điểm của \(P_A\) và M là giao điểm của đường thẳn NB và d. Hãy so sánh NB với NM + MA; từ đó suy ra NA < NB
b) Ta kí hiệu \(P_B\) là nửa mặt phẳng bờ d có chứa điểm B (không kể d). Gọi N' là một điểm của \(P_B\). Chứng minh rằng N'B < N'A
c) Gọi L là một điểm sao cho LA < LB. Hỏi điểm L nằm ở đâu trong \(P_A,P_B\) hay trên d ?
Hướng dẫn làm bài:
a) Vì M nằm trên d, d là trung trực của AB nên MA = MB (1)
Vì nên đoạn thẳng NB cắt d tại M suy ra M nằm giữa N và B.
Hay NM + MB = NB (2)
Từ (1) và (2) => NB = MA + NM
b) Gọi AN’ cắt d tại I
Trong tam giác N’IB có : N’B < IN’ + IB
Mà IA = IB (I thuộc trung trực của AB)
=> N’B < IN’ + NA => N’B < AN’
c) Vì LA < LB nên L không thuộc d, theo chứng minh câu b suy ra L thuộc PA.
a) Vì M nằm trên d, d là trung trực của AB nên MA = MB (1)
Vì nên đoạn thẳng NB cắt d tại M suy ra M nằm giữa N và B.
Hay NM + MB = NB (2)
Từ (1) và (2) => NB = MA + NM
b) Gọi AN’ cắt d tại I
Trong tam giác N’IB có : N’B < IN’ + IB
Mà IA = IB (I thuộc trung trực của AB)
=> N’B < IN’ + NA => N’B < AN’
c) Vì LA < LB nên L không thuộc d, theo chứng minh câu b suy ra L thuộc PA.
a)
- Ta có M nằm trên đường trung trực của AB nên MA = MB.
Vì M nằm giữa đoạn NB nên:
NB = NM + MB hay NB = NM + MA (vì MB = MA)
Vậy NB = NM + MA
- Trong ΔNMA có: NA < NM + MA
Vì NM + MA = NB nên NA < NB (đpcm).
b) Nối N'A cắt (d) tại P. Vì P nằm trên đường trung trực của đoạn AB nên: PA = PB
Ta có: N'A = N'P + PA = N'P + PB
Trong ΔN'PB ta có: N'B < N'P + PB
Do đó: N'B < N'A (đpcm)
c)
- Vì LA < LB nên L không thuộc đường trung trực d.
- Từ câu b) ta suy ra với điểm N' bất kì thuộc PB thì ta có N'B < N'A. Do đó, để LA < LB thì L không thuộc PB.
- Từ câu a) ta suy ra với điểm N bất kì thuộc PA thì ta có NA < NB. Do đó, để LA < LB thì L thuộc PA.
a) Vì M nằm trên d, d là trung trực của AB nên MA = MB (1)
Vì N ∈ PA nên N và B thuộc hai nửa mặt phẳng khác nhau bờ là đường thẳng d.
⇒ M nằm giữa N và B ⇒ NM + MB = NB (2)
Từ (1) và (2) ⇒ NB = MA + NM.
Trong ∆NMA có : MA + NM > NA (bất đẳng thức tam giác).
⇒ NB > NA.
b) Gọi AN’ cắt d tại K.
K thuộc đường trung trực của AB nên KA = KB.
Trong tam giác N’KB có: N’B < KN’ + KB (bất đẳng thức tam giác).
⇒ N’B < KN’ + KA (vì KA = KB) hay N’B < N’A.
c) Vì LA < LB nên L không thuộc d
Theo chứng minh câu b suy ra L không thuộc PB (vì nếu L thuộc PB thì LA > LB).
Vậy L thuộc PA.