Chương II. Kim loại

Nguyễn Đức Bảo

Cho 80g bột đồng vào 200ml dd AgNO3, sau một thời gian pứ, đem lọc thu đc dd A và 95,2g chất rắn B.Cho tiếp 80g bột Pb vào dd A, pứ xong đem lọc thì tách đc dd D chỉ chứa một muối duy nhất và 67,05g chất rắn E.Cho 40g bột kim loại R(hóa trị II) vào 1/10 dd D, sau pứ hoàn toàn đem lọc thì tách đc 44,575g chất rắn F.Tính nồng độ mol của dd AgNO3 và xác định kim loại R

Kieu Diem
3 tháng 9 2019 lúc 20:16

#Tham khảo

Đặt x là số mol AgNO3.
Số mol AgNO3 đã phản ứng với Cu là: nAgNO3 = 2.(95,2 - 80)/(108.2 - 64) = 0,2 mol
Vậy trong A có:
nAgNO3 dư = x - 0,2 mol
nCu(NO3)2 = 0,2/2 = 0,1 mol
Khi cho Pb vào A ta thu được 1 muối duy nhất nên đó phải là Pb(NO3)2 với số mol x/2 mol
Vậy:
mE = mPb dư + mCu + mAg = (80 - 207x/2) + 0,1.64 + 108(x - 0,2) = 67,05
---> x = 0,5 mol
Nồng độ của AgNO3 là 0,5/0,2 = 2,5 M

Dung dịch D chứa 0,25 mol Pb(NO3)2 ---> 1/10 D chứa 0,025 mol Pb(NO3)2, nếu lượng muối này pư hoàn toàn thì lượng chất rắn thu được tối thiểu là mPb = 0,025.207 = 5,175 gam. Vậy 44,575 gam phải có cả R dư ---> Pb(NO3)2 hết.
Cứ 1 mol Pb(NO3)2 pư thì khối lượng chất rắn tăng 207 - R (gam)
Mà 0,025 mol Pb(NO3)2 pư ......................... 44,575 - 40 = 4,575 gam
---> 0,025(207 - R) = 4,575
---> R = 24: Mg

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thúy Lương
Xem chi tiết
Công Kudo
Xem chi tiết
trần thị huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Bảo
Xem chi tiết
Thu Phương Tạ
Xem chi tiết
Đỗ Anh Thư
Xem chi tiết
Ðo Anh Thư
Xem chi tiết
Anh Duy
Xem chi tiết
nguyễn thị cẩm tú
Xem chi tiết