Cho 14,8g gồm kim loại M hóa trị II, oxit và muối sunfat của kim loại M tan vào dd H2SO4 loãng dư thu đc dd A và 4,48 (l) khí ở đktc. Cho NaOH dư vào dd A đc kết tủa B. Nung B đến nhiệt độ cao thì còn lại 14g rắn. Mặt khác, cho 14,8g hỗn hợp vào 0,2 lít dd CuSO4 2M. Sau khi phản ứng kết thúc, tách bỏ chất kết tủa rồi đem cô cạn dd đc 62g rắn. Xác định kim loại B.
Ta có: nH2 = \(\dfrac{4,48}{22,4}=0,2\left(mol\right)\)
PTHH: MO + H2SO4 ===> MSO4 + H2
Theo PT, nMO = nMSO4 = nH2 = 0,2 (mol)
Sau phản ứng không có kết tủa B, nên muối MSO4 tan.
Gọi số mol MO và MSO4 lần lượt là x, y.
PTHH:
MO + H2SO4 ===> MSO4 + H2O
x...................................x............x
H2SO4 + 2NaOH ===> Na2SO4 + 2H2O
MSO4 + 2NaOH ===> M(OH)2 + Na2SO4
0,2+x+y.........................0,2+x+y
M(OH)2 =(nhiệt)=> MO + H2O
0,2+x+y....................0,2+x+y
Theo đề ra, ta có hệ phương trình sau:
\(\left\{{}\begin{matrix}m_{hỗn-hợp}=0,2M+\left(M+16\right)x+\left(M+96\right)y=14,8\\m_{chất-rắn-sau-nung}=\left(0,2+x+y\right)\left(M+16\right)=14\end{matrix}\right.\)
Giải hệ, ta được \(y=0,05\)
Mặt khác: Cho 14,8 gam hỗn hợp vào 0,2 lít dng dịch CuSO4 2M
=> nCuSO4 = 0,2 . 2 = 0,4 (mol)
=> mCuSO4 = 0,4 . 160 = 64 (gam) > 62 (gam)
=> M có thể phản ứng với CuSO4
=> M là kim loại đứng trước Cu trong dãy HĐHH kim loại
PTHH:
M + CuSO4 ===> MSO4 + Cu\(\downarrow\)
0,2.......0,2..................0,2
=> CuSO4 dư và dư 0,2 (mol)
=> mCuSO4(dư) = 0,2 . 160 = 32 (gam)
=> mMSO4 = 62 - 32 = 30 (gam)
\(\Leftrightarrow m_{MSO4}=\left(0,2+0,05\right)\left(M+96\right)=30\)
=> M = 24 (g/mol)
=> M là Magie (Mg)