Cho 20 gam hỗn hợp FeS2, Cu2S phản ứng vừa đủ với dung dịch HNO3 đặc thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí NO, NO2 có tỉ khối so với H2 là 17. Dung dịch sau phản ứng chỉ chứa 2 muối sunfat của hai kim loại. Giá trị của V là ?. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan ?
Cho 10,08 gam kim loại X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thu được 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí N2 và N2O có tỉ khối so với H2 = 16,6667. Tìm kim loại X
Cho m gam hỗn hợp FeS2, FeS phản ứng với HNO3 đặc vừa đủ thu được 13,44 lít hỗn hợp khí NO, NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 17. Dung dịch sau phản ứng chỉ chứa hai muối sunfat của hai kim loại. Tìm m. Sau khi cô cạn dung dịch thu được bao nhiên gam muối khan ?
Cho 4,536 gam kim loại Y phản ứng với dung dịch HNO3 thu được 0,95872 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí, không màu, không hóa nâu trong không khí mà có tổng khối lượng bằng 1,5984 gam. Tìm kim loại Y.
Hòa tan hoàn toàn 26,4 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu trong dung dịch HNO3, thu được 7,84 lít NO (đktc) và 800ml dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl vào X đến khi không còn khí thoát ra, thì thu được thêm 1,12 lít NO (đktc).
a) Xác định % khối lượng của mỗi kim loại trong A.
b) Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.
c) Tính CM của các chất trong X.
Hòa tan 4,8 gam kim loại M hoặc hòa tan 2,4 gam muối sunfua của kim loại này, bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư, thì đều thu được lượng khí NO2 (sản phầm khử duy nhất) như nhau.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b) Xác định kim loại M. Công thức phân tử muối sunfua
c) Hấp thụ khí sinh ra ở cả 2 phản ứng trên vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, rồi thêm vào đó một ít phenolpatalein. Hỏi dung dịch có màu gì? Tại sao?
5) Muối A là muối cacbonat của kim loại R hóa trị n ( R chiếm 48,28% theo khối lượng ). Nếu đem 58 gam A cho vào bình kín chứa sẵn lượng O2 vừa đủ rồi nung nóng. Phản ứng xong thu được 39,2 gam rắn B gồm Fe2O3 và Fe3O4.
a) Xác định CTPT của A.
b) Nếu hòa tan B vào HNO3 đặc nóng, thu được khí NO2 duy nhất. Trộn lượng NO2 này với 0,0175 mol khí O2 rồi sục vào lượng nước rất dư thì thu được 2 lít dung dịch X. Xác định nồng độ mol của các chất trong dung dịch X.
Reup #11 - 10102020
Trong một phòng thí nghiệm có một nhóm học sinh cùng giáo viên đang tiến hành thí nghiệm về tính chất hoá học của O2. Vì không muốn như trong sách giáo khoa nên học sinh kiến nghị giáo viên dùng kẽm phản ứng. Sau khi phản ứng thu được một hỗn hợp màu đen. Giáo viên đem trộn hỗn hợp trên với ZnCO3 (Ngựa pà). Định lượng cho thấy hỗn hợp đó chứa 24,06 gam trong đó tỉ lệ số mol các chất có khối lượng mol tăng dần lần lượt là 3:1:1. Sau tan học giáo viên hoà tan hoàn toàn hỗn hợp trên trong dung dịch H2SO4 và NaNO3 thu được một dung dịch Z và V lít hỗn hợp khí H (đktc) gồm NO, N2O, CO2, H2 (biết tỉ khối của T so với H2 là 14,533). Cho lượng BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 79,22 gam kết tủa. Còn nếu cho Z hoà tan với KOH thì phản ứng tối đa là 1,21 mol. Giá trị của V là bao nhiêu :3
P/s: Ế nữa lần sau khỏi đăng :( Khok
I'm back :3
#11 - 10102020
Trong một phòng thí nghiệm có một nhóm học sinh cùng giáo viên đang tiến hành thí nghiệm về tính chất hoá học của O2. Vì không muốn như trong sách giáo khoa nên học sinh kiến nghị giáo viên dùng kẽm phản ứng. Sau khi phản ứng thu được một hỗn hợp màu đen. Giáo viên đem trộn hỗn hợp trên với ZnCO3 (Ngựa pà). Định lượng cho thấy hỗn hợp đó chứa 24,06 gam trong đó tỉ lệ số mol các chất có khối lượng mol tăng dần lần lượt là 3:1:1. Sau tan học giáo viên hoà tan hoàn toàn hỗn hợp trên trong dung dịch H2SO4 và NaNO3 thu được một dung dịch Z và V lít hỗn hợp khí H (đktc) gồm NO, N2O, CO2, H2 (biết tỉ khối của T so với H2 là 14,533). Cho lượng BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 79,22 gam kết tủa. Còn nếu cho Z hoà tan với KOH thì phản ứng tối đa là 1,21 mol. Giá trị của V là bao nhiêu :3