Trong truyện Sống chết mặc bay được sáng tác ở thời kì nền văn học nước ta đang chuyển dần từ văn học trung đại sang văn học trung đại.Hãy chỉ ra những dấu vết của cách viết truyện trung đại
1.“Sống chết mặc bay” có thể được chia làm mấy đoạn?Mỗi đoạn nói gì?
2.Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệt thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm .
Dựa vào định nghĩa trên, em hãy:
a/ Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện “Sống chết mặc bay”
b/ Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản đó.(Chú đến đên các chi tiết thuộc về cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch và các chi tiết thuộc về cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình và không khí tĩnh mịch, trang nghiêm).
c/ Chỉ ra qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi “hộ đê” được tác giả khắc họa như thế nào. (Chú ý đến các chi tiết thuộc về: chỗ ở, điều kiện sinh hoạt trong khi đi “đốc thúc việc hộ đê”; cách ngồi, tư thế, giọng điệu, ngôn ngữ trước bọn nha lại, chánh tổng…, đặc biệt là thái độ, cách nói khi đã có tin đê vỡ).
d/ Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này.
3.Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. Trong “Sống chết mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật.
Em hãy phân tích, chứng minh ý kiến trên bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
a/ Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, cảu nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân(trong đó có mức độ của tiếng trống đánh, ốc thổi, tiếng người gọi nhau sang hộ đê) là thế nào?
b/ Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan phủ như thế nào?
c*/ Hãy nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.
4.Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật (ngôn ngữ, hình tượng nhân vật…) của truyện Sống chết mặc bay.
Tinh thần nhân đạo là một trong những chủ đề xuyên suốt trong văn học.
Qua những áng văn chương đã học trong trương trình Ngữ Văn 7, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Phân tích đoạn hội thoại sau thành 5 yếu tố: Nhân vật, nội dung, hoàn cảnh, mục đích, PTBĐ
-Bẩm! Quan lớn, đê vỡ mất rồi!
-Đê vỡ rồi! Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao bây dám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
-Dạ, bẩm.
-Đuổi cổ nó ra!
Ngài quay mặt vào, hỏi lại thầy đề:
-Thầy bốc quân gì thế?
-Dạ, bẩm, con chưa bốc.
-Thì bốc đi chứ.
Trong văn bản " Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn tên quan phụ mẫu là một kẻ vô trách nhiệm. Em hiểu thế nào là tinh thần trách nhiệm. Em hãy cho biết vaui trò của tinh thần trách nhiệm trong mỗi người.
phép tương phản trong nghệ thuật là việc tạo ra những cảnh tượng ,hành động ,tính cách trái ngược nhau để làm nổi bật 1 ý tưởng hoặc tư tưởng của tác giả
dựa vào định nghĩa trên ,hoàn thành bảng
"ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm... như thần như thánh"
chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật và nêu tác dụng trong đoạn văn trên
Viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về người quan phụ mẫu được khắc họa trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" của hạm Duy Tốn. Đoạn văn có sử dụng câu bị động và câu đơn mở rộng thành phần.
Câu 1. Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm ” của nhân dân.
a)Truyện ngắn là sáng tác của ai?
b) Thành ngữ “lòng lang dạ thú ” cho em hiểu được bản chất gì của tên quan phủ?
c) Trong truyện ngắn cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân xuất phát từ những nguyên nhân nào?
d) Viết đoạn văn khoảng 12 câu cảm nhận hình ảnh tên quan phủ khi có người báo tin đê vỡ (gạch chân và chú thích rõ 1 câu bị động).
Câu 2. Thực hiện yêu cầu
a) Em đã học những văn bản nghị luận nào trong chương trình Ngữ văn 7 (ghi rõ tên tác giả)? Trong những văn bản em vừa kể tên, phương pháp lập luận nào được sử dụng là chủ yếu?
b) Theo em, học sinh cần làm gì để thể hiện sự giản dị trong lối sống? (trả lời bằng hệ thống ý hoặc một chuỗi từ 3 đến 5 câu văn).