Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu)

Blink

Chỉ ra các phép tu từ có trong hai câu văn sau và nêu tác dụng:

-        Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, thì tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.

-        Và cái lầm đó không những làm tôi hổ thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của  một dòng nước trong suốt  chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành gã ngục giữa sa mạc.

-        Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!

nthv_.
19 tháng 9 2021 lúc 15:46

Tham khảo:

ĐOẠN 1:

-Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh, liệt kê

-Tác dụng: làm nổi bật lên mong muốn của cậu bé Hồng, mong muốn mẹ được giải thoát khỏi những cổ tục đã đày đọa mẹ, thể hiện thái độ tức giận trước những lời nói xấu người mẹ của bà cô độc ác.

ĐOẠN 2:

Trong câu thơ trên tác giả đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ nói quá và so sánh. Nói quá ở chỗ “khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra dưới con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Còn tác giả đã so sánh “và cái lầm đó" với ”khác gì cái ảo ảnh”. Việc sử dụng thành công và đặc sắc hai biện pháp tu từ đã tạo được hình ảnh đối lập và khắc họa tâm lí vừa thẹn vừa tủi cực của bé Hồng nếu như người quay lại ấy lại không phải là mẹ. Ngoài ra còn tăng sức gợi hình gợi tả cho câu thơ, thể hiện được sự mong ngóng đến gần như tuyệt vọng của đứa con khi nó khao khát tình mẹ đến cháy bỏng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Huyền Khánh
Xem chi tiết
Công Quách
Xem chi tiết
Vũ Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
KA kiên
Xem chi tiết
Trần Thị Thu Thảo
Xem chi tiết
Đoàn Đại Thanh
Xem chi tiết
Phạm Duck
Xem chi tiết
29. Phạm Ngọc Như Quỳnh
Xem chi tiết
Tuyết Ly
Xem chi tiết