Dùng muối AgNO3 và kim loại Ba
================
- Trích các mẫu thử , cho kim loại Ba lần lượt vào các mẫu thử
+ Mẫu thử tạo kết tủa trắng , có khí thoát ra là H2SO4
Ba+H2SO4 -> BaSO4 + H2
+ Mẫu thử tạo kêt tủa vàng nhạt , có khí thoát ra là H3PO4
3Ba + 2H3PO4 -> Ba3(PO4)2+3H2
+ Mẫu thử chỉ có khí thoát ra là HCl , HNO3
Ba+2HCl -> BaCl2+H2
Ba+ 2HNO3-> Ba(NO3)2+H2
- Cho dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu thử lần lượt chứa HCl , HNO3
+ Mẫu thử tạo kết tủa trắng là HCl
HCl +AgNO3 -> AgCl + HNO3
+ Mẫu thử không hiện tượng là HNO3
Trích mẫu thử và đánh STT
Cho kim loại Cu vào 4 lọ dd và đun lên
+ Tan và có khí ko màu ko mùi hóa nâu ngoài ko khí là \(HNO_3\)
\(8HNO_3+3Cu\rightarrow3Cu\left(NO_3\right)_2+2NO\uparrow+4H_2O\)
+ Tan và có khí mùi hắc là \(H_2SO_4\)
\(Cu+2H_2SO_4\rightarrow CuSO_4+SO_2\uparrow+2H_2O\)
+ Ko có hiện tượng gì là \(HCl;H_3PO_4\)
Cho \(AgNO_3\) vào 2 axit ko tan
+ Xuất hiện kết tủa màu trắng đó là HCl
\(AgNO_3+HCl\rightarrow AgCl\downarrow+HNO_3\)
+ Ko hiện tượng là \(H_3PO_4\)
Cô có nhận xét một chút về đề ra:
- Đề ra này chưa được rõ ràng, dễ gây hiểu lầm cho các bạn. Vì axit H2SO4 có 2 dang là loãng và đặc. Đối với mỗi một dạng axit thì có thể sử dụng những cách nhận biết khác nhau. Vì vậy bài làm của 2 bạn bên dưới hoàn toàn phù hợp.