Soạn văn 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Thị Hương Trà

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

1. Xác định biện pháp tu từ về từ và biện pháp nghệ thuật đối lập Nêu ý nghĩa hiệu quả của nghệ thuật của biện pháp đó trong bài ca dao

2. Phân tích những nhân tố giao tiếp trong bài ca dao

3. tác giả dân gian chọn thời điểm ban trưa là có dụ ý gì

Nguyễn Thu Hương
3 tháng 12 2019 lúc 17:18

1.

- BPTT về từ là biện pháp so sánh. So sánh "mồ hôi thánh thót" với "mưa". Điều đó cho thấy người nông dân để ra làm hạt lúa hạt gạo đã phải bỏ ra rất nhiều công sức, mồ hôi, nước mắt, tần tảo một nắng hai sương trên cánh đồng của mình.

- Phép đối: "dẻo thơm một hạt" với "đắng cay muôn phần" một lần nữa nhấn mạnh đến sự vất vả, công sức mà người nông dân đã bỏ ra để có được thành quả lao động. Phép đối kết hợp với từ "ai ơi" như một lời nhắn nhủ của tác giả bình dân tới mọi người hãy biết trân trọng và biết ơn những người nông dân cũng như công sức và sự vất vả của họ.

2. Nhân tố giao tiếp trong bài ca dao:

- Người nói: tác giả bình dân (có thể là người nông dân)

- Người nghe: "ai" (trong từ "ai ơi"), ý chỉ mọi người.

3. Thời điểm ban trưa càng nhấn mạnh đến sự tần tảo, vất vả trong lao động của người nông dân. Vì thời điểm ban trưa là thời điểm mọi người nghỉ ngơi, lấy lại sức lao động để tiếp tục. Vậy mà người nông dân lại lao động không ngơi nghỉ. Điều đó thật đáng trân trọng.

Khách vãng lai đã xóa
Dương Thu Hằng
5 tháng 12 2019 lúc 21:03

1,BPTT: So sánh và nói quá

2.Tác giả dân gian chọn thời điểm ban trưa có dụ ý muốn ns về nguiowf nông dân vào bất cứ thoief điểm nào, dù nắng hay mưa nhưng đến thời hạn gặt hay cấy là phải ra đồng

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Cảnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thùy Duyên
Xem chi tiết
Jsja
Xem chi tiết
Trân Cao
Xem chi tiết
nguyễn hoàng khang
Xem chi tiết
Thanh Thanh
Xem chi tiết
Tan Dat
Xem chi tiết
Lưu Thị Thảo Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Tâm
Xem chi tiết