Em hiểu thế nào về câu văn: “Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó.”
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
(1)“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”
(Trích Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn, SGK, Ngữ văn 8)
(2)“Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.”
(Đại cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi , Ngữ văn 10, Tập hai, tr.17- NXB Giáo dục, 2006)
1/ Nêu nội dung chính của văn bản (1) và (2)?
2/ Hãy so sánh nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn ở Hịch tướng sĩ và tâm trạng của Lê Lợi ở Đại cáo bình Ngô ?
3/ Từ 2 văn bản, viết một văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hiện nay.
Mọi người giúp em 4 đề này với ạ, em cảm ơn ạ
Đề1: " sự tha thứ không thể thay đổi quá khứ nhưng nó có thể mở rộng tương lai"Viết đoạn van bày suy nghĩ về câu nói trên ?
Đề2: khi nghĩ về tương lai giáo sư Ngô Bảo Châu đã viết " có 1 con đường ta đi ước chi không bao giờ tới đích " Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên của giáo sư Ngô Bảo Châu ?
Đề3:"Tổ quốc chưa phải của ta chỉ vì ta sinh ra ở đó. tổ quốc chỉ là của ta,khi ta đủ sức mạnh để bảo vệ nó". Viết đoạn văn nghị luận về câu trên ?
Đề 4:"Sai lầm lớn nhất của bạn có thể phạm phải trong đời là luôn sợ hãi mình phạm sai lầm"Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về câu nói trên ?
Nêu nội dung cơ bản của văn bản dưới đây “….. Tuy có nhiều người thành công trên đường đời mà học hành chẳng đến đâu. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành mà vẫn thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng không thể hiếu sự hiểu biết. Nên nhớ kỹ điều này! ....Con hãy biết ước mơ, nhưng để trở thành hiện thực thì ước mơ đừng xa rời thực tế, đừng hão huyền và ảo tưởng. Con phải luôn có niềm tin. Không chỉ là niềm tin vào chính bản thân mình mà con cũng cần có niềm tin vào mọi người, niềm tin vào cuộc sống. Nếu không có niềm tin, con sẽ chẳng thể làm được việc gì. Công việc, cuộc sống đôi lúc sẽ có những khó khăn, trở ngại đòi hỏi con phải luôn nỗ lực. Để có được những thành công thì không thể thiếu sự cố gắng và say mê, con ạ. Hãy nhớ rằng: “Thành công không phải là một đích đến, đó là một quả trình”. Vì thế, con hãy tiếp tục ước mơ, tiếp tục tin tưởng và không ngừng nỗ lực, con nhé!". (Trích: Thư gửi con trai – Cựu Thủ Tướng Đài Loan - Tôn Vận Tuyền)
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
1. Xác định biện pháp tu từ về từ và biện pháp nghệ thuật đối lập Nêu ý nghĩa hiệu quả của nghệ thuật của biện pháp đó trong bài ca dao
2. Phân tích những nhân tố giao tiếp trong bài ca dao
3. tác giả dân gian chọn thời điểm ban trưa là có dụ ý gì
(1) Điều gì phải, thì cố làm cho kỳ được, dù là một việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.
(2) Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỉ luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới…
(3) Thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực.
(Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, in trong Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia)
Câu 1: Đối tượng hướng đến của chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích trên là gì?
Câu 2: Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên và các phép liên kết mà tác giả sử dụng.
Câu 3: Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích trên?
Câu 4: Trong khoảng 5 – 7 dòng, trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về việc thế nào là nếp sống có đạo đức?
Trình bày tâm trạng của ra-ma
Diễn biến tâm trạng của xi-ta
Nếu có lần nằm ngoài trời suốt đêm, hẳn bạn thừa biết giữa lúc chúng ta ngủ thì cả một thế giới huyền bí bừng dậy trong cảnh cô quạnh và u tịch. Lúc ấy suối reo rõ hơn, những tiếng rung khe khẽ, tưỡng đâu cành cây đang vươn dài và cỏ non đang mọc. Ban ngày là cuộc sống của chúng sinh còn ban đêm là cuộc sống của cây cỏ. Không quen thì dễ sợ... Cho nên tiểu thư của chúng ta cứ mỗi lần nghe thấy một tiếng động nhỏ là đã run lên và nép sát vào người tôi.
1. Đoạn trích trên có phải là văn tự sự không.
2. Hãy cho biết nội dung của đoạn trích trên.
3. Tìm yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của chúng.
Đời người ai tỏ rõ trong
Dòng người ai tỏ tháng năm nhọc nhằn
Thân em như cánh lục bình
Mau tàn héo lụi giữa dòng xóay trôi...
Xác định và nêu ý nghĩa nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ trong bài này