Cây chuối có thân giả lên tới 6–7,6 m, mọc lên từ một thân ngầm. Lá chuối ra theo hình xoắn và có thể kéo dài 2,7 m và rộng 60 cm. Cây chuối là loài thân thảo lớn nhất. Hoa chuối thường lưỡng tính, đầu hoa thường ra một hoa đực riêng, không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối, nhưng đôi khi có thể ra thêm . Các hoa cái ở trên hoa đực và không cần được thụ phấn để tạo quả chuối. Hoa chuối điển hình với hoa đực ở đầu và hoa cái mọc trên cao hơn hoa đực. Hoa chuối là một cụm hoa mang bởi một thân thật mọc xuyên qua thân giả, vượt qua tán lá rồi buông thõng. Cụm hoa gồm những lá bắc màu đỏ tía xếp úp lên nhau thành hình nón dài, ở kẽ mỗi lá bắc có khoảng 20 hoa xếp thành hai hang, hoa ở gốc là hoa cái, ở giữa là hoa lưỡng tính, ở ngọn là hoa đực. Bao hoa gồm ba lá dài và hai cánh hoa dính liền, ở đầu có 5 răng. Cánh hoa thứ ba tạo thành cánh môi mầu hồng nhạt, nhị 5, bầu hạ, 3 ô.
Cách 1 :
Cây cau : Nó là loại cây thân gỗ trung bình, cao tới 20 m, với đường kính thân cây có thể tới 20–30 cm. Các lá dài 1,5–2 m, hình lông chim với nhiều lá chét mọc dày dặc. Chi Cau có khoảng 50 loài. . Quả khi còn non có màu xanh ánh vàng, kích thước xấp xỉ cỡ quả trứng gà, có chứa hạt kích thước cỡ hạt của quả cây sồi, hình nón với đáy phẳng và màu bên ngoài có ánh nâu; bên trong lốm đốm như hạt nhục đậu khấu. Quả của nó được bổ (hay cắt) thành các lát mỏng cuộn trong lá trầu không và têm vôi thành miếng trầu.
Cách 2 : Cây cau thân hình trụ cao 10-15m, lá mọc chụm ở ngọn cây. Lá to xẻ lông chim, có bẹ to ôm lấy cây. Cụm hoa lớn phân nhánh, hoa đực có mùi thơm, ở trên, hoa cái ở dưới. Quả cau hình trứng khi non có màu xanh, lúc già có màu ngà, có chứa hạt tròn. Quả cau được dùng để ăn trầu và dùng làm thuốc chữa bệnh.