Lịch sử thế giới cận đại

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Phương

Câu1. Trình bày quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân với các nước Đông Nam Á

Câu 2. Thế kỷ XVIII- XIX xã hội loài người đã đạt được những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật?

Câu3. Trình bày quá trình Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

@Nk>↑@
10 tháng 10 2018 lúc 18:01

1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á

Từ giữa thế kỉ XIX, khi các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản đã hoàn thành cách mạng tư sản, đua nhau bành trướng thế lực, xâm chiếm thuộc địa thì ở hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á, chế độ phong kiến vẫn giữ địa vị thống trị và đều lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội. Nhân cơ hội này, các nước thực dân phương Tây mở rộng và từng bước hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm.

Ở In- đô-nê-xi-a, ngay từ thế kỉ XV, XVI, thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đã có mặt và từng bước chiếm lĩnh thị trường. Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập nền thống trị thực dân trên đất nước này.

Phi-líp-pin cũng bị thực dân Tây Ban Nha thống trị từ giữa thế kỉ XVI. Sauk hi giành thắng lợi trong chiến tranh với Tây Ban Nha năm 1898, đế quốc Mĩ liền tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Phi-líp-pin (1899-1902) và biến quần đảo này thành thuộc địa của mình.

Ở Miến Điện (nay là Mi-an-ma), từ năm 1824 đến năm 1885, thực dân Anh đã tiến hành 3 cuộc chiến tranh xâm lược. Năm 1885, Anh thôn tính Miến Điện rồi sát nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.

Mã Lai (nay thuộc Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po) sớm bị các nước tư bản nhòm ngó, can thiệp. Đến đầu thế kỉ XX, Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của Anh.

Ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

Xiêm trong nửa sau thế kỉ XIX trở thành “vùng đệm” của đế quốc Anh và Pháp. Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối ổn định về chính trị.

@Nk>↑@
10 tháng 10 2018 lúc 18:05

2.Trong lĩnh vực công nghiệp, từ nửa sau thế kỉ XVIII sản xuất bằng máy móc được tiến hành đầu tiên ở Anh, sau đó lan tràn ở các nước Âu - Mĩ, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp.

Kĩ thuật luyện kim được cải tiến làm tăng nhanh sản xuất thép Cuối thế kỉ XIX, phát minh ra phương pháp sản xuất nhôm nhanh, rẻ. Nhiều máy chế tạo công cụ (máy tiện, máy phay...) ra đời ; nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng trong công nghiệp như than đó, dầu mỏ. sốt trở thành nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, xây dựng đường sắt. Đặc biệt, máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.

Việc phát minh ra máy hơi nước cũng làm cho ngành giao thông vận tải tiến bộ nhanh chóng.

Năm 1807, một kĩ sư người Mĩ lò Phon-tơn đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên. Hơn 10 năm sau, một tàu thủy đã vượt Đại Tây Dương. Năm 1836. có hơn 500 tàu thủy hoạt động ở các hải cảng của Anh.
Đầu máy xe lúa chạy bằng hơi nước được chế tạo ở Anh từ năm 1802. chạy trên đường lát đó. Năm 1814. Xti-phen-xơn - một thợ máy người Anh. đã chế tạo được loại xe lùa chạy trên đường sắt kéo nhiều toa với tốc độ nhanh (8 toa, 6 km/giờ). Năm 1830, cả thế giới mới có 332 km đường sắt; năm 1870 - độ dài đường sắt đó lên tới khoảng 200 000 km.

Giữa thế kỉ XIX, máy điện tín được phát minh ở Nga và Mĩ. Một người Mĩ là Moóc-xơ sáng chế ra bằng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và chấm.
Trong nông nghiệp, cũng có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác. Sang thế kỉ XIX. phân hóa học được sử dụng. Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi.

Trong lĩnh vực quân sự. nhiều vũ khí mới được sản xuất : đại bác, súng trường bán nhanh và xa : chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn ; ngư lôi bắt đầu được sử dụng : khí cầu dùng để trinh sát trận địa đối phương...

@Nk>↑@
10 tháng 10 2018 lúc 18:07

3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đặc biệt từ sau cuộc Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895), chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản. Công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng), ngành đường sắt, ngoại thương, hàng hải có những chuyển biến quan trọng. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như Mít-xưi, Mít-su-bi-si…Các công ti làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp, đường sắt, tài biển…và có khả năng chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị ở Nhật Bản.

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX đã tạo nên sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trướng. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905). Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế.

Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tooch, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai, vẫn có ưu thế chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hóa của quần chúng nhân dân lao động. Công nhân Nhật Bản phải làm việc mỗi ngày từ 12 đến 14 giờ, trong những điều kiện rất tồi tệ mà tiền lương lại thấp hơn rất nhiều so với ở các nước châu Âu và châu Mĩ. Sự bóc lột nặng nề của giới chủ đã dẫn tới nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng lương, cải thiện đời sống, đòi quyền tụ do, dân chủ


Các câu hỏi tương tự
Bình Nhi
Xem chi tiết
hoang thi Cha
Xem chi tiết
Võ Dương Vĩnh Thắng
Xem chi tiết
Giang Nguyen
Xem chi tiết
Yến Phạm
Xem chi tiết
Lưu Thanh Hà
Xem chi tiết
Sa sa
Xem chi tiết
Minh Thị
Xem chi tiết
phamminhhuebs phamminh
Xem chi tiết