Di truyền và biến dị - Chương III. ADN và gen

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoắc Minh

Câu1: một gen vó hiệu số % giữa G và 1 loại Nu khác là 20%. Tổng số liên kết Hydro là 4050

a) Tính chiều dài cảu gen

b) Khi gen nhân đôi 4 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu Nu mỗi loại? Tính số liên kết Hydro bị phá vỡ trong quá trình này.

c) Nếu tất cả các gen sau 4 lần nhân đôi tạo ra đều tiếp tục sao mã 1 số lần bằng nhau và đã lấy cảu môi trường nội bào 48000 rNu. Tính số lần sao mã của mỗi ADN con.

Câu 2: a) Trong quá trình phiên mã và dịch mã của một gen, NTBS bị vi phạm thì gen đó có đột biến không? Giải thích?

b) Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ có KG AA với cây hoa trắng có KG aa được F1 có 1501 cây hoa đỏ và 1 hoa trắng . Quan sát tế bào xoma dưới kính hiển vi người ta thấy số lượng NST không đổi so với cây bố mẹ. Hãy giải thích cơ chế xuất hiện cây hoa trắng ở F1 trong phép lai trên.

Câu 3 :Ở đậu Hà Lan alen A quy định hạt vàng, alen a quy định hạt xanh. Cho cây mọc từ hạt vàng thuần chủng thụ phấn cới cây mọc từ hạt xanh. Xác định tỉ lệ hạt trên cây F1 và F2? Biết ở đậu Hà Lan tự thụ phấn nghiêm ngặt.

Chuc Riel
17 tháng 11 2017 lúc 7:38

câu 1:

G% - A% = 20% và G% + A% = 50% => A% = T% = 15%, G% = X% = 35%

H = 4050 = 2*15%*N +3*35%*N => N = 3000 nu

a. chiều dài = 1500 * 3.4 = 5100 A\(^0\)

b. gen nhân đôi 4 lần:

Amt = Tmt = 3000*15% (16-1) = 6750 nu

Gmt = Xmt = 3000*35% (16 -1) = 15750 nu

- số lk hdro phá vỡ = 4050*(16-1) = 60750

Chuc Riel
17 tháng 11 2017 lúc 8:12

câu 2:

a. quá trình phiên mã và dịch mã nếu NTBS bị vi phạm thì ko ảnh hưởng đến gen => ko xuất hiện đb gen

- vì phiên mã và dịch mã lần lượt tạo ra mARN và Pr, khi NTBS bị thay đổi thì chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc của mARN và Pr

b.

- Trong trường hợp bình thường:

P: Hoa đỏ (AA) x Hoa trắng (aa) => 100% Hoa đỏ

Theo đề, F1 xuất hiện 01 cây hoa trắng -> xảy ra đột biến.

- TH1: Đột biến gen:

Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cây AA đã xảy ra đột biến gen lặn (A a) tạo giao tử mang alen a. Trong thụ tinh, một giao tử đột biến mang alen a kết hợp với giao tử mang gen a của cây aa  hợp tử aa, phát triển thành cây hoa trắng.

Sơ đồ: P: AA (hoa đỏ) aa (hoa trắng)

G: A; A đột biến-> a a

F1 99%AA 1% aa (hoa trắng)

- TH2: Đột biến mất đoạn NST

Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cây AA xảy ra đột biến cấu trúc NST mất đoạn mang alen A -> tạo giao tử đột biến mất đoạn alen A. Trong thụ tinh, một giao tử đột biến mất đoạn alen A kết hợp với giao tử bình thường mang gen a của cây aa -> hợp tử đột biến mang một alen a và phát triển thành thể đột biến (a)

Sơ đồ: P : A A (hoa đỏ) a a (hoa trắng)

G: A ; a

F1 : a (hoa trắng)

Chuc Riel
17 tháng 11 2017 lúc 7:59

câu 1c:

Số ADN con tạo ra sau 4 lần nhân đôi: 2\(^4\) = 16 ADN

Số ribônuclêôtit của 1 phân tử ARN:3000/2= 1500 (rNu) Suy ra số lần sao mã của mỗi ADN con là:48000/(1500 x 16) = 2 (lần)
Thu Trang Phạm
26 tháng 7 2018 lúc 17:42

Câu 3:

-Quy ước :-Gen A quy định tính trạng hạt vàng

-Gen a quy định tính trạng hạt xanh

-Vì cây hạt vàng thuần chủng nên

\(\Rightarrow\)Cây đậu hạt màu vàng sẽ có KG là AA

Cây đậu có hạt màu xanh sẽ có KG là aa

Ta có SĐL như sau :

P : AA (hạt vàng) x aa (hạt xanh)

GP: A a

F1 : 100% Aa (hạt vàng)

F1 x F1: Aa (hạt vàng) x Aa (hạt vàng)

GF1: 1A : 1a 1A : 1a

F2 : AA ; Aa ; Aa ; aa

TLKG: 1AA : 2Aa : 1aa

TLKH: 3 hạt vàng :1 hạt xanh (3 trội:1 lặn)


Các câu hỏi tương tự
an luong
Xem chi tiết
Scarlett Ohara
Xem chi tiết
Ong Seong Woo
Xem chi tiết
Tùng Hoàng
Xem chi tiết
Diệu Linh
Xem chi tiết
Scarlett Ohara
Xem chi tiết
Đ.Quang
Xem chi tiết
Maiphunggiao
Xem chi tiết
Scarlett Ohara
Xem chi tiết